Trưởng Khối Quân Sử chủ biên.
★ THIẾU-TÁ LÊ-VĂN-BÂN
Biên soạn.
★ THIẾU-ÚY NGUYỄN-HÒA-NGHĨA
Kiểm bài và thực biên các cơ-đồ.
★ TRUNG-SĨ VÕ-VĂN-CHUYÊN (TTDATT) và BSQD
NGUYỄN-MẠNH SƠN (P5/TTM)
Chụp lại các hình ảnh.
★ CÔNG-CHỨC QP BÙI-VĂN-LÝ Sửa bài.
NGUYỄN-ẢNH-LƯ Trình bày.
Trung-Tâm ALAP/QLVNCH ấn hành.
Bộ Tổng-Tham-Mưu xuất bản và phổ biến.
═ 1971 ═
CƠ SỞ DAINAM XUẤT BẢN
Printed in Taiwan, Repubic of China.
TỰA
Trên một vài khía cạnh, lịch sử Việt Nam có thể xem như một chiến sử liên tục. Từ thời lập quốc đến nay người Việt đã liên tiếp đổ xương máu đổi lấy quốc quyền trong công cuộc giữ nước và mở nước. Tình cảnh áy cho phép ta nói không ngoa rằng dân tộc Việt Nam có một lịch sử cam go bậc nhất thế giới, và sự tồn tại của quốc gia này đến ngày nay là một vấn đề đáng gây ngạc nhiên cho người đọc sử.
Trong tiến trình đấu tranh bất tận ấy, quân dân Việt Nam đã bao phen so tài với ngoại nhân, nhưng kẻ thù không đến từ đâu xa hơn là các lân bang. Do đó, chiến cuộc có thể tàn khốc, tổn hại có thể lớn lao, hậu quả có thể trầm trọng khác nhau…, nhưng tất cả các cuộc xung đột đều được điều động theo những nguyên tắc và kỹ năng chiến tranh tương đồng. Ảnh hưởng giao hỗ và sự truyền thong dễ dàng của những nên văn minh tương cận đã khiến cho những cuộc chiến tranh suốt 19 thế kỷ của Việt sử đã được chỉ đạo theo những nguyên tắc tổng quát khá gần gũi. Những yếu tố bất ngờ trên chiến trường có thể được thu tóm vào các vấn đề lực lượng và chiến thuật. Chưa bao giờ trên lãnh thổ Việt Nam có hai lực lượng giao tranh với những chiến lược và kỹ thuật tác chiến hoàn toàn khác biệt từ căn bản.
Đặc tính ấy đã biến đổi hẳn với cuộc xâm lược của ngưồi Pháp vào Việt Nam cuối thế kủ XIX. Những phát đại bác đầu tiên của Rigault de Genouilly bắn vào cửa bề Đà Nẵng năm Đinh Vị (1847) đã đánh dấu một kỷ nguyên chiến tranh mới đối với người Việt. Từ đó chúng ta đã phải đối đầu với một đoàn quân ngoại xâm hoàn toàn xa la, với một cuộc chiến tranh được đối phương nhập cảng và theo đuổi bằng những chiến thuật, chiến lược và phương tiện mà ta chưa trừng kinh nghiệm. Kết quả cuộc chiến tranh ấy được nhìn rõ ngay từ trận đánh đầu tiên : Gươm giáo và sung đạn lạc hậu của người Việt đã thất thế hiển nhiên trước tầu chiến và hỏa lực đối phương. Hơn nửa, ưu thế quân sự của người Pháp còn nằm trong các yếu tố tổ chức và khoa học chiến tranh. Trên lãnh vực này, quả thật đoàn quân xâm lược đã đi trước chúng ta it nhất ba thế kỷ.
Cuộc chiến đấu chống Tây xâm của dân tộc Việt Nam bị thảm ở chỗ đó và cũng anh hung ở chỗ đó. Sự ưu thắng tuyệt đối về khoa học chiến tranh đã đem lại cho người Pháp nhiều lợi thế trên chiến trường, nhưng mục tiêu họ đạt được thì thật là vô cùng vất vả và chậm chạp. Ngay từ đầu, người Việt đã ý thức rõ sự thất trận chắc chắng của mình, nhưng cuộc đấu tranh cho sự sống còn của tổ quốc vẫn được tiếp nối qua nhiều thế hệ. Nhân dân đã tự động võ trang đánh giặc ở khắp nơi trong nước, không tiêu cực chờ trông hẳn ở triều đình trong sứ mạng giữ nước. Tinh thần chiến đấu chỉ tang mà không giảm với thời gian. Cuộc đấu tranh tuyệt vọng của tim óc chống lại sức mạnh cơ khí đó đã mỡ màn cho một thời đại chiến tranh du kích chống chiến tranh kỹ thuật.
Tuy rằng đã bao phen gậy gộc, giáo mác đẩy lui được bão lửa mưa đạn của địch, chúng ta vẫn thua trận giặc này. Nhưng điều đặc biệt là chúng ta đã chiến đấu thật tuyệt vời và không bao giờ thoái chí. Tổ quốc không đòi hỏi gì hờn thể ở con dan, mỗi chiến sĩ, sự tinh thành ái quốc và sự biểu dương các dung khí của dân tộc. Cha anh chúng ta đã thỏa mãn được các sự kiện đó.
Hôm nay cuốn quân sử III ra đời chỉ mong ghi chép được một cách trung thực những trang sử chiến đấu oai hung của quân dân Việt Nam chống Tây xâm suốt 80 năm ròng. Cùng với mỗi cuốn sách gửi đến các chiến hửu, khối Quân Sử Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu xin được nêu ra một kỳ vọng : Gương chiến đấu của tiền nhân ta sẽ được mãi mãi noi theo và những chiến thắng đầy vinh quang của cha anh hôm qua sẽ là bó đuốc soi đường không bao giời tắt cho thế hệ hậu tiến.
KBC. 40.02, ngày 07-05-1971
Đại-Tá PHẠM-VĂN-SƠN
Trưởng Khối Quân Sử Phòng 5/TTM
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.