...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm 1847-1945 - Quân Sử III


KÍNH GỦI QUÝ ĐỌC GIẢ THÂN MẾN
VÀ QÚY CHIẾN THUỘC MỌI BINH CHỦNG Q.L.V.N.V.H

Thưa Quý vị và quý chiến hữu,

Cho dù cuộc đời đã trải qua nhiều biến đổi, nhưng những hình ảnh xa xưa vẫn luân chất chứa trong hồn, vẫn là những kỷ niệm không thể xóa nhòa, không thể trôi vào quên lãng. Riêng với tôi, vẫn luôn nhớ đến những chiến hữu của mình, nhớ đến nhớ đến những người lính đã cũng cầm súng sát cánh chiến đấu chống lại kẻ dân tộc : Cộng Sản. Chắc hẳn quý vị cũng đồng ý với tôi, trong cuộc sống lưu vong củ chúng ta hiện nay, một trong những điều thích thú ý nghĩa nhất của mình là tìm đọc được những cuốn sách giá trị trung thực viết về Quân Đội thân yêu của chúng ta ; viết về những Quân trường mà chúng ta đã được đào tạo ; viết về những đồng đội, những chiến dịch, những trận đánh có chính ta từng tham dự. Trong đó, những con đường, những thôn xóm, những thị trấn, những địa danh, những cái tên quen thuộc mà bước chân chiến trận của mình đã băng qua, được nhắc đến và gợi lại cho chúng ta những giây phút hào hùng chiến đấu bên bạn đồng đội chống quân thù. Những nhắc nhở làm lòng nao nao xúc động và nhớ tiếc những kỷ niệm êm đẹp của thời niên thiếu trong đồi quân ngũ mà mình đã trải qua, đã ghi nhận.

Với tâm trạng trên, khi được anh Nguyễn Quang Vĩnh, nguyên Trung Tá Không Quân, Phi đoàn trưởng Phi đoàn 518 Biên Hoà gửi cho cuốn Quân Sử 4 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, tôi đã say mê đọc, bao nhiêu đêm tôi đã sống trong mộng mị, hồi tưởng lại tuổi 19, 20 của mình, khi mới bỡ ngỡ bước chân vào Quân Trường Đà Lạt vừa được thành hình (năm 1950). Ra trường cuối năm đó, tôi tôi đã lần lượt ở những đơn vị với những cấp chỉ huy nổi tiếng như : T.T. Phan Trọng Vĩnh (thân phụ của Thiếu Tướng Phan Trọng Chinh), Đại Úy Nguyễn Khánh (sau này là Đại Tướng Nguyễn Khánh), Đại Úy Tôn Thất Xứng (sau này là Thiếu Tướng), Trung Úy Bernard De Lattre (con trai Thống Chế De Lattre) và sau là Thiếu Tá Cao Văn Viên (sau này là Đại Tướng Cao Văn Viên).

Vì được ở với Tiểu và Liên đoàn Lưu động (Groupe Mobile) nên tôi đã có dịp tham dự nhiều trận đánh quan trọng và được đặt chân đến hay đi qua hầu hết các địa danh miền Trung Du và Thượng Du Bắc Việt. Từ vùng Nho Quan, Phát Diệm Lạc Quần, Yên Cư Hạ, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Phủ Lý, Hưng Yên, Ninh Giang, Vĩnh Bảo, Kiến An, Tiên Lãng ngược lên đến Hương Canh, Phủ Lỗ, Vĩnh Phúc Yên và cả xứ Thái thuộc tỉnh Lai Châu mà những địa danh cũng những trận đánh này đều được ghi rõ ràng trong cuốn Quân Sử 4.

Đọc xong bộ Quân Sử, tôi nảy quyết định phải cho xuất bản lại để giữ bộ sách vô cùng quý giá này. Tôi liền điện thoại hỏi ý kiến Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị và một số thân hữu khác, tất cả các vị này đều khyến khích và mong muốn sớm thấy bộ Quân Sử Q.L.V.N.C.H. được tái bản để không những mình được đọc lại, con cháu mình đọc, mà còn để giới thiệu với người ngoại quốc công cuộc chiến đấu anh dũng của Quân Dân Việt Nam đã bền bỉ liên tục hàng thế kỷ trước đây trong cuộc chống xâm lăng từ phương Tây đến và bao nhiêu năm chống chủ thuyết Cộng sản vô thần, nay lại đang tiếp tục chiến đấu tiêu diệt chế độ này với quyết tâm giải phóng quê hương.

Cùng một lượt với việc tái bản bộ Quân Sử 4, tôi cũng cho tái bản bộ Quân Sử III viết về Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm (1847-1945). Bộ Quân Sử III này do một thân hữu Toà Đại Sứ Việt Nam trước đây tại Phi Luật Tân gửi tặng.

Hai bộ Quân Sử này, theo tôi nghĩ không những rất quý báu và giá trị cho Quân Lực Việt Nam, mà còn là một tài liệu giá trị về lịch sử và khảo cứu, có thể gọi là những bộ Quốc Sử.

Bộ Quân Sử 4 do Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH thực hiện và ấn hành xong năm 1972. Tôi được biết không chắc chắn lắm, Bộ TTM đang soạn bộ 5 thì mất nước. Vậy nếu Bộ 5 đã được soạn xong mà quý vị nào may mắn mang theo được, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi để hợp tác xuất bản hầu gình giữ toàn ven pho Quốc Sử, một bảo vật của đất nước. Riêng về Bộ Quân Sử 1 và 2, chúng tôi sẽ thu xếp để có thể tái bản trong một ngày gần đây.

Nhân danh Nhà Xuất Bản Đại Nam, tôi kính xin phép Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH và quý vị Sĩ quan trong khối Quân Sử, đã có công biên soạn Pho Quân Sử này, để xin được phép tái bản tại Hải ngoại. Quý Sĩ quan trong khối Quân Sử, quý vị nào hiện sống tại hải ngoại, xin liên lạc với chúng tôi, để chúng tôi được trực tiếp xin phép và gửi sách kính biếu.

Đặc biệt, kính cẩn dâng lên anh hồn Đại Tá Phạm Văn Sơn, Trưởng Khối Quân Sử Phòng 5/ Bộ TTM năm 1971, một nén nhang. Đại Tá Phạm Văn Sơn, một sử gia, đã gục ngã trong tại tù Cộng sản miền Bắc sau hơn 8 năm bị đày đọa trong tay quân thù man rợ hèn hạ.

Nhân dị này, chúng tôi mong liên lạc với thân nhân Đại Tá Phạm Văn Sơn để xin phép được tải bản bộ Việt Sử Tân Biên vô giá do Đại Tá Sơn biên soạn, gồm 7 cuốn, từ thời Thượng cổ đến thời Cận kim. Bộ Việt Sử này hiện nay được coi như đầy đủ nhất và giá trị nhất.


Glendale ngày 16 tháng 10 năm 1983 (tức ngày 11 tháng 9 năm Quý Hợi)

ĐÔC ĐÌNH LÂM tự ĐỖ NGỌC TÙNG
Giám Đốc Nhà Xuất Bản ĐẠI NAM
(Cựu SVSQ Khóa 4 (Lý Thường Kiệt))
Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...