...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Trung Quốc tự cho quyền chận bắt và trục xuất tàu nước ngoài tiến vào Biển Đông


(RFI) - Mối lo ngại về nguy cơ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông bị tham vọng chủ quyền của Trung Quốc giới hạn như vừa được chính nước này xác nhận. Theo báo chí Trung Quốc, vào hôm nay, 29/11/2012, tỉnh Hải Nam, địa phương được Bắc Kinh trao quyền quản lý Biển Đông, vừa thông qua các quy định mới cho phép cảnh sát biên phòng quyền « lên tàu, tịch thu giữ và trục xuất các tàu ngoại quốc xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh ». Quyết định này bị coi là một động thái mới của Trung Quốc trong mưu toan độc chiếm Biển Đông.

Indonesia: 'Hộ chiếu TQ phản tác dụng'


(BBC) - Ngoại trưởng Indonesia nói Trung Quốc không thành thật khi đưa ra hộ chiếu có đường lưỡi bò và động thái này sẽ phản tác dụng. 

Hãng tin AFP nói trong phỏng vấn được đăng tải hôm 29/11, ông Marty Natalegawa nói hành động của Trung Quốc làm xấu đi tình hình vốn đã căng thẳng ở Biển Đông và ông sẽ chuyển thông điệp này tới Trung Quốc.

VN 'chỉ đạo' không đóng dấu hộ chiếu TQ


(BBC) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói Chính phủ Việt Nam đã "chỉ đạo" không đóng dấu vào hộ chiếu có đường lưỡi bò của Trung Quốc, theo báo chí trong nước.

VnExpress dẫn lời ông Đam nói:

Việt-Trung tăng cường quan hệ quốc phòng giữa tranh chấp Biển Đông

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Mẹ Phương Uyên đi thăm con


(BBC) - Sau ba lần đi thăm con ở trại giam Tân An, bà Nhung cũng nhận được lời nhắn của Phương Uyên viết dặn đừng đi thăm nữa.

Bà Nguyễn Thị Nhung nói với BBC Tiếng Việt rằng bà rất vui mừng vì nhận được tin con sau bao nhiêu lâu không có tin tức gì, nhưng “không biết phải nghĩ sao” vì lời dặn của Phương Uyên.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Tranh chấp Biển Đông cũng lan đến một hội nghị tại thủ đô Azerbaijan

(RFI) - Trong hai ngày 22-23/11/2012, tại Baku, thủ đô cộng hòa Trung Á Azerbaijan, đã diễn ra đại hội lần thứ 7 của tổ chức Hội nghị Quốc tế các Chính đảng Châu Á ICAPP. Như thông lệ, một bản Tuyên bố chung đúc kết hội nghị được thông qua. Thế nhưng, theo nhật báo Philippine Daily Inquirer ngày 24/11/2012, trước lúc bỏ phiếu, Việt Nam và Philippines đã thành công trong việc yêu cầu xóa bỏ một đoạn trong bản dự thảo, bị xem là có hại cho hai nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.

Trung Quốc chính thức phát hành bản đồ đầu tiên của "Thành phố Tam Sa" ngoài Biển Đông


(RFI) - Kể từ hôm nay, 24/11/2012, các hiệu sách lớn tại Trung Quốc bắt đầu bày bán bản đồ của thực thể mà họ gọi là thành phố Tam Sa. Đây đơn vị hành chánh mà Bắc Kinh mới thành lập, để cai quản hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974 – cũng bị Đài Loan đòi chủ quyền - và quần đảo Trường Sa hiện tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Việt Nam và Ấn Độ chống lại hộ chiếu "áp đặt chủ quyền" của Trung Quốc


(RFI) - Đóng dấu « hủy » vào hộ chiếu, cấp giấy thông hành rời, cấp thị thực in bản đồ chủ quyền của nước mình… : Bên cạnh các tuyên bố phản đối theo con đường ngoại giao, Việt Nam và Ấn Độ là hai nước đầu tiên được cho là đã áp dụng các biện pháp cụ thể để chống lại mưu toan của Trung Quốc, dùng hộ chiếu có in « yêu sách chủ quyền » của Bắc Kinh để áp đặt các đòi hỏi lãnh thổ đơn phương của họ.

Trung Quốc phát hành trái phép bản đồ "thành phố Tam Sa"



TTO - Ngày 24-11, Trung Quốc chính thức phát hành trái phép “Bản đồ thành phố Tam Sa tỉnh Hải Nam nước CHND Trung Hoa”, thêm một hành động gây hấn sau khi cho lưu hành hộ chiếu điện tử có in hình đường lưỡi bò (đường chín đoạn).



Thêm một hành động thâm độc của Trung Quốc - Đóng dấu “hủy” vào hộ chiếu có đường lưỡi bò


Thêm một hành động thâm độc của Trung Quốc


TT - Với việc Trung Quốc cho in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu, một lần nữa Trung Quốc thể hiện hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hết sức ngang ngược và thâm độc.

Bản đồ trên hộ chiếu: cơ hội hiếm có của Việt Nam

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Việt Khang (Võ Minh Trí)

Trần Vũ Anh Bình

Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải)

Tạ Phong Tần

Anh Ba Sài Gòn (Phan Văn Hải)

Nguyễn Phương Uyên - Đinh Nguyên Kha - Đinh Nhật Uy

Tại sao Thủ tướng không thể từ chức?


Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Trung Quốc đã đánh mất sức hấp dẫn ở Đông Nam Á như thế nào?


  
(Nghiên Cứu Biển Đông) - Trung Quốc đầu tư vài tỷ USD mỗi năm vào khu vực Đông Nam Á để tăng cường ảnh hưởng và thúc đẩy các lợi ích chiến lược tại khu vực này. Tuy nhiên, cuộc “tấn công hấp dẫn” của người Trung Quốc lại đang tỏ ra kém hiệu quả hơn người ta vẫn nghĩ.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Trung Quốc sẽ triển khai máy bay chiến đấu J-31 trên tàu sân bay Liêu Ninh?


(Nghiên Cứu Biển Đông) - Sáng 31/10, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công loại máy bay chiến đấu tàng hình mới thuộc thế hệ thứ năm, được đặt tên là J-31. Với việc thử nghiệm thành công máy bay J-31, Trung Quốc đã chính thức trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sau Mỹ sở hữu hai loại máy bay chiến đấu tàng hình thuộc thế hệ thứ năm.

Mỹ-Trung: Đọ sức mạnh tại Thái Bình Dương



(Nghiên Cứu Biển Đông) - Bắc Kinh đang tăng cường sức mạnh hải quân và điều đó gây lo ngại cho các đồng minh của Mỹ. Trong khi đó, Oasinhtơn cũng đang củng cố hạm đội hùng mạnh nhất mọi thời đại. Cuộc chạy đua vũ trang trên biển này có liên quan đến ảnh hưởng chiến lược, dầu mỏ và các tuyến đường thương mại. 

Thư gửi con gái



Con yêu quý,

Nhận được điện của con, biết con và cháu vẫn khỏe mạnh, việc làm vẫn ổn định, bố vui. Còn tình hình ở nhà vẫn bình thường, bố vẫn khỏe, chú thím, các chị vẫn được bình thường. Xa quê lâu, con hỏi mọi thứ về tình hình đất nước, có lẽ thư này bố phải viết dài lắm đấy.

Cần nuôi dưỡng và và khuyến khích tinh thần yêu nước



(Bauxite Việt Nam) - Từ xa xưa, yêu nước đã là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chỉ kể từ Tống, Nguyên, Minh, Thanh, triều đại nào cũng đem quân xâm lược hòng thôn tính nước ta. Nhờ tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với vua hiền, tướng giỏi, lần nào chúng ta cũng đánh cho chúng đại bại. Kẻ thì chui vào ống đồng mới thoát chết, kẻ thì bỏ cả ấn tín mà chạy. Nước Việt Nam ta nhờ thế mới tồn tại.

Trung Quốc tập trận chiếm đảo ở Biển Đông


(VN EXPRESS) - Hạm đội Nam Hải Trung Quốc mới đây thực hiện cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông với sự tham gia của các tàu khu trục, tàu bảo vệ, xuồng đổ bộ và nhiều vũ khí, thiết bị hiện đại.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Căng thẳng liên quan tới các công trình tại Biển Đông



(Nghiên Cứu Biển Đông) - Hiện Trung Quốc đang có những cách tiếp cận tinh vi, tổng hợp nhằm áp đảo và gây khó khăn cho các quốc gia yêu sách nhỏ hơn tại Biển Đông. Mục đích là hiện thực hóa trên thực địa, tăng cường và củng cố cho các yêu sách chủ quyền của mình.

Việt Nam xuất khẩu gạo số 1 thế giới, hu hu!



(Bauxite Việt Nam) - Từ thuở hồng hoang, từ khi nông dân thay trâu kéo cày để làm ra hạt gạo, cho đến bây giờ, khi nông dân vẫn đầy tràn cực khổ, nhưng đây đó dăm ba nơi đã khỏi phải làm trâu vì có máy cày để làm ra hạt gạo, lần đầu tiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam ta đạt được kỳ tích không tiền khoáng hậu, một kỳ tích chói chang sử lịch, một kỳ tích hết sức… hết sức… (nghẹn ngào nói chẳng nên lời).

Đó là: Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới.

TS Lê Vĩnh Trương: Xin đừng để cho tham lú trương phềnh!


(Bauxite Việt Nam) - Đọc bài trả lời phỏng vấn của ông trên PL TP HCM (4.11.2012) mà tôi không tin vào mắt mình: Một người mang danh TS, làm ngay ở Quỹ Biển Đông mà nói năng rặt cái giọng tuyệt đối “không để cho Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt – Trung”, thì rõ ràng là thiển cận và u mê hết chịu nổi! Vì không có điều kiện, tôi tranh luận ngắn với TS LVTr 3 vấn đề.

Trung Quốc và Đài Loan "bắt tay" trên Biển Đông

Chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những tiếng nói phản đối Trung Quốc


(RFI) - Vụ xử ba blogger Điếu Cày, Anhbasg, Tạ Phong Tần, tiếp đến là vụ xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình và bây giờ là vụ bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đều có mẫu số chung, đó việc bóp nghẹt những tiếng nói phản đối những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Căng thẳng Biển Đông gia tăng, ngư dân hứng chịu


(RFA) - “Bọn họ có súng. Họ chĩa súng buộc chúng tôi dồn ra phía mũi tàu, rồi lên tàu và bắt giữ chúng tôi.” Ông Trần Hiển nói. Ông là người bị bắt cùng với 10 ngư dân trên chiếc tàu cá hồi tháng 3 ở gần quần đảo Hoàng Sa, và bị giam 49 ngày.

“Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời lúc tôi nằm trong nhà tù Trung Quốc.” Người thuyền trưởng 33 tuổi nói.

Một nền giáo dục bất khả


(Nguyễn Thị Từ Huy) - Chưa bao giờ mấy chữ “cải cách giáo dục” xuất hiện trên báo chí nhiều như hiện nay. Thậm chí Bộ Giáo dục còn đề ra cả một chương trình đầy tham vọng: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Tuy nhiên, từ góc nhìn chủ quan của người viết bài này, dù là “đổi mới” hay “cải cách”, muốn gọi kiểu nào thì tùy, hay chỉ ngắn gọn là “giáo dục”, ở thời điểm hiện tại, đều là bất khả. Nếu cố tình tách giáo dục như một hiện tượng riêng biệt để sửa chữa, đắp vá, thêm thắt các chi tiết, thì không thể có cải cách, không thể có đổi mới, thậm chí không có cả giáo dục.

Tại sao bất khả?

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Cha mẹ Phương Uyên 'khâm phục' con


Gia đình của Phương Uyên không tin vào cáo buộc
của cơ quan điều tra
(BBC) - Gia đình của sinh viên Nguyễn Phương Uyên không tin vào cáo buộc của cơ quan điều tra quy kết rằng con gái của họ hoạt động chống phá, lật đổ nhà nước.

Trao đổi với BBC Việt ngữ ngày 04/11/2012, ông Nguyễn Duy Linh, bố đẻ của nữ sinh Phương Uyên nói ông tin rằng có thể đã có âm mưu chống lại con gái của ông, đồng thời cho rằng con gái của ông chỉ thể hiện lòng yêu nước trước nguy cơ Trung Quốc, điều mà ông "khâm phục".

Ông Linh nói:

Bắc Giang: Y án với 3 người bị kết tội "tuyên truyền chống Nhà nước"



Ông Nguyễn Kim Nhàn,
một trong ba người Việt Nam vừa bị kết tội
"tuyên truyền chống Nhà nước"
tại Bắc Giang, trong phiên phúc thẩm,
02/11/2012. (DR)
(RFI) - Hôm nay, 02/11/2012, tại tỉnh Bắc Giang đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử các ông Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa và Đinh Văn Nhượng. Các bị cáo bị kết tội "tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam". Luật sư cho biết nhiều thủ tục tố tụng pháp lý đã bị vi phạm. Ba bị cáo và thân nhân không chấp nhận phán quyết của tòa án.

Các bị cáo đều cư trú tại tỉnh Bắc Giang và bị bắt hồi tháng 6/2012. Tháng 7 đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm. Hôm nay, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án đối với các bị cáo. Cụ thể, ông Nguyễn Kim Nhàn (sinh năm 1949) bị án tù 5 năm rưỡi, ông Đỗ Văn Hoa (sinh năm 1966) và ông Đinh Văn Nhượng (sinh năm 1959) cùng bị 4 năm tù.

Phiên tòa kể trên được cho là công khai, nhưng không có ai, kể cả thân nhân của các bị cáo, được tham dự.

Y án sơ thẩm với ba nông dân Bắc Giang


Tại phiên sơ thẩm ba bị cáo Nguyễn Kim Nhàn,
Đỗ Văn Hoa, Đinh Văn Nhượng đều không nhận tội
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên phúc thẩm xét xử 3 nông dân người Bắc Giang vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Tòa phúc thẩm đã y án bản án sơ thẩm (tổ chức ngày 16/7/2012) với các bị cáo: ông Nguyễn Kim Nhàn (sinh năm 1960) nhận 5 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế; ông Đỗ Văn Hoa (sinh năm 1966) - 4 năm tù giam và 3 năm quản chế; và ông Đinh Văn Nhượng (sinh năm 1958) - 4 năm tù giam và 3 năm quản chế tại đị́a phương.

Phương Uyên bị khởi tố hình sự


Cơ quan An ninh điều tra cho biết Phương Uyên
nhận đã làm những việc này do cần tiền cho việc học.
(BBC) - Trưa ngày 3/11, Sở Thông tin- Truyền thông kết hợp với Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP HCM và Công an tỉnh Long An - đã tổ chức họp báo về việc khởi tố, bắt tạm giam thời hạn 4 tháng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha về tội rải truyền đơn có nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Phương Uyên sinh năm 1992, tại Bình Thuận, hiện đang là sinh viên năm 3 Trường Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh.

Tâm Thư cảm ơn gởi các vị Nhân sỹ trí thức đã vận động cho bạn Nguyễn Phương Uyên và thông báo khẩn của sinh viên



Kính thưa quý bác, cô chú nhân sỹ trí thức,

Chúng cháu những sinh viên của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm chân thành cảm ơn các vị nhân sỹ trí thức đã đứng cùng chúng cháu, hậu thuẫn những đề nghị chính đáng của tập thể sinh viên lớp 10CDTP1, lên tiếng để bảo vệ cũng như yêu cầu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang can thiệp để trả tự do ngay cho bạn Nguyễn Phương Uyên.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Thỉnh Nguyện Thư - Triệu Con Tim (Million Hearts) Một Tiếng Nói


Sign the petition: http://democracyforvietnam.net
Nhạc phẩm Triệu Con Tim do nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác với phần trình bày của các ca sĩ Asia và giới trẻ khắp nơi trên thế giới, có cả từ Việt Nam! Mời các bạn thưởng thức và phổ biến rộng rãi. Hãy cùng nhau tham gia chiến dịch Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói để làm bổn phận của một người dân Việt Nam dù bạn đang ở đâu. 

Chỉ tiêu của chiến dịch là 100.000 chữ ký cho đến ngày Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10, tháng 12, 2012. Với sự tham gia nhiệt tình của từng con dân Việt, công lý sẽ đẩy lùi tội ác và độc tài trên đất nước ta. 

Mỹ chỉ trích việc bỏ tù hai nhạc sỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại về án tù với nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình


(BBC) - Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về án tù đối với hai nhạc sĩ Việt Nam, ông Việt Khang và ông Trần Vũ Anh Bình.

Trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/11, ông Mark C. Toner, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, nêu rõ việc "Hoa Kỳ quan ngại trước tuyên án và kết án ngày 30/10 của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với các nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình về tội 'tuyên truyền chống nhà nước'”.

Thêm chữ ký kiến nghị về Phương Uyên


(BBC) - Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong những người vừa ký vào thư kiến nghị gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang về sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

Lá thư do nhóm nhân sỹ trí thức soạn thảo để chuyển lên Chủ tịch nước yêu cầu trả tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người bị bắt hôm 14/10 vừa qua, đến nay đã thu được 144 chữ ký.

Lá thư đề ngày 30/10 cũng yêu cầu có giải thích công khai "về sự kiện bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM".

Tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển tranh chấp với Nhật Bản



Một tàu hải giám của Trung Quốc tuần tra 
tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 
vào tháng 10/2012. Reuters
(RFI) - Hôm nay, 02/11/2012, lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết vào lúc 11h30, giờ địa phương, tức 2h30 GMT, bốn tàu của chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển 22 km xung quanh quần đảo Senkaku, hiện do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền và gọi là Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông.

Các tàu của Trung Quốc đã bị phát hiện có mặt gần Uotsuri, đảo chính trong quần đảo Senkaku.

Từ nhiều ngày qua, các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc vẫn xâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo đang có tranh chấp này.

Căng thẳng trong quan hệ Bắc Kinh-Tokyo gia tăng, đặc biệt từ đầu tháng Chín, sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa một số hòn đảo trong vùng quần đảo Senkaku.

Mỹ, Nhật, Ấn họp bàn về tự do hàng hải : Bắc Kinh ấm ức



Thứ trưởng Ngoại giao Kenji Hiramatsu
dẫn đầu phái đoàn Nhật tham gia cuộc họp ba bên (Reuters)
(RFI) - Tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, hôm thứ Hai 29/10/2012 vừa qua, phái đoàn ba nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ và đã kín đáo mở cuộc đối thoại về hợp tác giữa ba nước trong nhiều lãnh vực, đặc biệt là trên vấn đề an ninh hàng hải tại vùng châu Á Thái Bình Dương.

Như thông lệ, Bắc Kinh đã có ngay phản ứng bất đồng tình : Về mặt chính thức, lời lẽ của bộ Ngoại giao Trung Quốc tương đối ôn hòa, nhưng báo chí Trung Quốc đã được dịp tỏ thái độ bực tức, với những lời lẽ đay nghiến đặc biệt nhắm vào Nhật Bản. 

Những toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông


(Nghiên Cứu Biển Đông)Tranh chấp Trung-Nhật liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang gây ra cuộc khủng hoảng giữa hai nước, song  tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mới chính là cái được mất có tính chiến lược sống còn đối với Trung Quốc.

Ngày 14/9/2012, chỉ cần 6 tàu thuộc Bộ Lãnh thổ và Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc tiến đến cách quần đảo không có người ở Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku, có 22 km là đủ để gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng giữa hai nước. Như tướng Pháp Jean-Bernard Pinatel thì nguyên nhân dẫn đến tình hình này là việc Trung Quốc muốn bành trướng lãnh thổ biển để từ đó mở đường ra Thái Bình Dương, kiểm soát được tốt hơn mọi tuyến đường hàng hải huyết mạch đi qua đây và khai thác nguồn tài nguyên phong phú ở đáy biển trong vùng.

Thư Hà Nội : Ở đây cái gì cũng sẵn


(Quê Choa) - Phạm Thị Hoài: Dưới đây là đoạn trích từ bức thư của một người bạn sống tại Hà Nội tôi nhận được hôm nay. Cảm ơn bạn đã cho phép tôi đem ra chia sẻ trên blog này.

Hơn một tháng qua tớ long tong, đầu bù tóc rối, toan tính những thứ vụn vặt tầm thường. Tâm trí lúc chìm lúc nổi. Xã hội xung quanh im lìm như thóc. Chết lặng. Khủng hoảng thực sự đã tràn về, mọi nơi mọi chỗ. Bài viết của bác Alan Phan hôm 23.10. vừa rồi đã nhấn chìm tia hi vọng cuối cùng còn sót lại của những đại gia lạc quan nhất. Nôm na nói nhanh cho vuông là đất nước đang chìm trong biển nợ. Sau gần hai mươi năm vay ăn béo bẫm, vẽ cho lắm hão huyền thì các vấn đề vĩ mô vẫn còn nguyên đó. Quan còn tiếp tục đánh nhau, chưa ai rỗi mà lo cho dân. Anh Kiên vẫn ngồi, anh Tâm vẫn đứng, anh Sang anh Dũng hai phe chưa phân thắng bại. Trâu chưa chết, bò chưa chết, ruồi muỗi là dân đen đã ngắc ngoải thoi thóp.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''


Hai nhạc sĩ Việt Khang (phải)
và Trần Vũ Anh Bình (trái)
(RFI) - Hôm nay, 30/10/2012, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa tuyên án 4 năm tù giam và 2 năm quản thúc đối với nhạc sĩ Việt Khang và 6 năm tù giam và 2 năm quản thúc đối với nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình. Cả hai đều ra toà với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », vì là tác giả những bài hát thể hiện lòng yêu nước, phản đối những hành động xâm lấn của Trung Quốc.

Hai nhạc sĩ Việt Khang (tức Võ Minh Trí) và Trần Vũ Anh Bình (còn có tên là Hoàng Nhật Thông) đã bị bắt từ cuối năm 2011, trong bối cảnh chính quyền gia tăng đàn áp phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc. Tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » vẫn thường được chính quyền Hà Nội sử dụng để bỏ tù các nhà đối lập, nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.

Hai nhạc sỹ bị buộc tội gì?


(BBC) - Báo trong nước dẫn cáo trạng tại phiên tòa hôm 30/10 nói hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã có 'hoạt động chống phá' qua trang mạng Tuổi trẻ Yêu nước.

Hai ông đã bị tòa án tại TP Hồ Chí Minh xử 4 và 6 năm tù giam, cộng thêm 2 năm quản chế mỗi người, vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Báo Đảng Việt-Trung tăng hợp tác


Cuộc tiếp xúc diễn ra ở Trụ sở Trung ương Đảng
(BBC) - Tổng biên tập Nhân dân Nhật báo Trung Quốc vừa sang Việt Nam để thảo luận tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản hai bên.

Báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin hôm 29/10, 'đồng chí' Ngô Hằng Quyền, Tổng Biên tập Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, đã được 'đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương' tiếp.

Án tù cho nghệ sĩ, có sợ không?

(Tuấn Khanh)Một ngày sau phiên xử án hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ở Saigon, tôi gọi điện cho một anh bạn nhà văn và hỏi đùa “Nghe án tù cho nghệ sĩ chưa? Sợ không?”. Tôi nghe bên kia đầu dây bật lên một tiếng cười sảng khoái, một giọng cười miền Nam an nhiên.

Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình có lẽ cũng đã an nhiên nhận những mức án rất nhiều năm cho các bài hát của họ - những bài hát hoàn toàn phản ánh hiện thực đời Việt Nam hơn là thù địch, chống phá gì đó như lời của những vị quan tòa không rõ mặt đã nêu trong buổi sáng ngày 30-10-2012. Những bài hát đã vụt nổi tiếng bất ngờ ngay sau tiếng búa tòa, vượt quá tầm kiểm soát của những người căm ghét nó, hoặc đang giả vờ căm ghét nó.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...