(Nghiên Cứu Biển Đông) - Tranh chấp Trung-Nhật liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang gây ra cuộc khủng hoảng giữa hai nước, song tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mới chính là cái được mất có tính chiến lược sống còn đối với Trung Quốc.
Ngày 14/9/2012, chỉ cần 6 tàu thuộc Bộ Lãnh thổ và Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc tiến đến cách quần đảo không có người ở Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku, có 22 km là đủ để gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng giữa hai nước. Như tướng Pháp Jean-Bernard Pinatel thì nguyên nhân dẫn đến tình hình này là việc Trung Quốc muốn bành trướng lãnh thổ biển để từ đó mở đường ra Thái Bình Dương, kiểm soát được tốt hơn mọi tuyến đường hàng hải huyết mạch đi qua đây và khai thác nguồn tài nguyên phong phú ở đáy biển trong vùng.
Quần đảo này không có người ở, nhưng dưới đáy biển trong vùng có thể có nhiều dầu mỏ và khí đốt. Các hòn đảo này nằm cách bờ Biển Đông-Nam của Trung Quốc và vùng Tây-Nam đảo Okinawa của Nhật Bản đều vào khoảng 400 km và cách vùng Tây-Bắc Đài Loan, hòn đảo cũng đòi chủ quyền đối với Điếu Ngư/Senkaku, khoảng 200 km. Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, theo tướng Jean-Bernard Pinatel, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề địa chính trị và tình báo kinh tế, xảy ra thường xuyên và nảy sinh từ việc Trung Quốc có nhãn quan bành trướng, nếu không muốn nói là đế quốc, đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku diễn ra giữa hai cường quốc trong vùng, song tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mới chính là cái được mất có tính chiến lược sống còn đối với Trung Quốc.
Trên thực tế, tranh chấp lãnh thổ liên quan đến các quần đảo và đảo nằm trong Biển Đông mà Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philíppin, Malaixia và Brunây đòi chủ quyền toàn bộ hay một phần. Đó là các quần đảo Spratly (Trường Sa), Paracel (Hoàng Sa), Pratas, bãi đá ngầm Scarborough và bãi cạn Macclesfield. Nhưng tranh chấp liên quan đến quần đảo Trường Sa mới chứa đựng nhiều nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng nhất giữa Trung Quốc và các nước láng giềng do lợi ích về kinh tế và chiến lược đối với Trung Quốc cũng như do quần đảo này, về địa lý, nằm cách quá xa bờ biển nước này. Trong khi đó, quần đảo Trường Sa ở gần Philíppin, Inđônêxia, Brunây và Việt Nam hơn từ 5 đến 10 lần, từ đó khiến những đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc trở nên không thể chấp nhận được đối với các nước láng giềng.
Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có tổng diện tích không quá 15 km². Cho đến một thời gian gần đây, tất cả đều không có người ở vì ở đây không có nước ngọt. Như vậy, theo luật hàng hải quốc tế, các đảo này chỉ được coi là bãi đá ngầm chứ không phải là đảo và, với danh nghĩa đó, những yêu sách chủ quyền đối với phần nổi của các hòn đảo này không thể được áp dụng đối với vùng lãnh hải. Theo giới hạn 200 hải lý, phần Tây quần đảo thuộc EEZ của Việt Nam, vùng Nam thuộc EEZ của Malaixia và Brunây, vùng Đông thuộc EEZ của Philíppin và vùng Bắc nằm ngoài các vùng đặc quyền kinh tế này. Thế nhưng, nước nào trong số các nước nằm ở ven biển Biển Đông cũng đòi chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo và các vùng nước lân cận, đồng thời từ chối mọi kế hoạch phân chia.
Năm 1974, chính Trung Quốc là nước quyết định thay đổi tình hình đó theo hướng có lợi cho mình bằng hành động quân sự phục vụ chính sách chiếm đoạt một cách có hệ thống các quần đảo này. Lợi dụng việc Việt Nam bị chia cắt và miền Nam Việt Nam , vốn được Hiệp định hòa bình Paris cho quản lý quần đảo Hoàng Sa, yếu thế nên Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo này: chiến sự làm cho 71 người thiệt mạng.
Năm 1975, Việt Nam tái thống nhất, và phản ứng lại, vào tháng Tư cùng năm đó, Hà Nội chiếm một số trong tổng số 37 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Sau đó, mỗi nước ven biển này đều bất ngờ chiếm các đảo hay bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa.
Năm 1978, đến lượt Philíppin chiếm 7 hòn đảo ở phía Bắc quần đảo Trường Sa, sau đó chiếm thêm hòn đảo thứ tám có tên gọi Commodore Reef, nhưng bị Malaixia đòi chủ quyền. Về phần mình, nước này năm 1983 chiếm 3 hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Swallow Reef, cách đảo An Bang do Việt Nam kiểm soát 60 km, nhưng bị Manila và Cuala Lămpơ đòi chủ quyền. Trong chiến tranh Thế giới thứ Hai, Itu Aba (Ba Bình), hòn đảo lớn nhất và duy nhất trong quần đảo này có nước ngọt, bị Nhật Bản chiếm và biến thành một căn cứ tàu ngầm. Nhưng từ năm 1956 đến nay đảo nay do Đài Loan kiểm soát. Một sân bay đã được xây dựng ở đây vào năm 2007.
Từ năm 1978 đến năm 1988, Hà Nội chiếm thêm khoảng 15 hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa. Hiện nay, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, trong đó có đảo Trường Sa lớn và Song Tử Tây. Chỉ từ năm 1987 Trung Quốc mới bắt đầu thực sự quan tâm đến quần đảo Trường Sa và đưa người đến đây. Trung Quốc chiếm 7 đảo, chủ yếu nằm ở phía Tây và phía Tây-Nam quần đảo này.
Năm 1988, một vụ đụng độ nghiêm trọng nổ ra giữa Hải quân Việt Nam và Trung Quốc làm 70 người chết và khiến Việt Nam mất ba tàu, còn Trung Quốc củng cố vững chắc thêm vị thế ở đây.
Tháng 2/1992, Quốc hội Trung Quốc thông qua một đạo luật về lãnh hải chính thức khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa. Ngay lập tức, Trung Quốc đánh đuổi Việt Nam khỏi bãi đá Én Đất, từ đó nâng lên thành 9 số đảo mà Trung Quốc kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa. Cùng năm đó, Brunây đòi chủ quyền đối với vùng biển xung quanh bãi đá ngầm Louisa, cũng nằm trong quần đảo Trường Sa.
Như vậy, tình hình là đặc biệt phức tạp và căng thẳng. Ít nhất có năm nước có quân đội đóng ở quần đảo này : Việt Nam có khoảng 1.500 người, Trung Quốc 450, Malaixia khoảng 100, Brunây khoảng 20 và Philíppin khoảng 100. Tất cả đều phải nhận đồ tiếp tế từ đất liền. Rốt cuộc, về tiến trình lịch sử này, quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc, còn quần đảo Trường Sa nằm trong tay các nước ven biển Biển Đông khác nhau.
Theo luật pháp quốc tế, nước nào sở hữu một vùng lãnh thổ ven biển phải chứng minh được quyền của mình đối với một vùng nhất định thuộc lãnh hải và EEZ. Trung Quốc có 18.000 km đường biên giới biển và 2.285.872 km² diện tích EEZ đáp ứng tiêu chuẩn được quốc tế công nhận. Nước này đứng thứ 20 thế giới nếu chỉ dựa vào đánh giá trên. Nếu chiếm thêm được 1.591.147 km² EEZ của Đài Loan (1.149.189 km²) và quần đảo Trường Sa (439.820 km²), nước này sẽ vươn lên thứ 10 thế giới với 3.877.019 km². Như vậy, việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa là nhằm tăng hơn 40% diện tích mặt nước biển thuộc EEZ của mình.
Cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên: trữ lượng phân bón gốc động vật được đánh giá gồm nhiều triệu tấn, nguồn hải sản phong phú (cá quý hiếm, tôm hùm, rùa biển, đồi mồi, bào ngư, các loài nhuyễn thể quý hiếm…). Phốtphát cũng được tìm thấy ở các hòn đảo này cũng như các hạt đa kim loại ở đáy biển. Hơn nữa, khoảng 10% sản lượng cá của thế giới được đánh bắt ở Biển Đông. Theo Robert D. Kaplan, Biển Đông có một mỏ khí đốt tự nhiên được đánh giá vào khoảng 25.000 tỷ mét khối (so với 187.100 tỷ mét khối khí đốt trên đất liền, theo đánh giá của British Petroleum vào năm 2010, tức khoảng 13,4 tổng trữ lượng thế giới).
Biển Đông là một ngã tư đường giao thương có tầm quan trọng sống còn vì đó là con đường ngắn nhất nối Bắc Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Lượng dầu mỏ được chuyên chở qua eo biển Malắcca nhiều gấp 5 lần so với lượng được chở qua kênh đào Xuyê và hơn 15 lần so với qua kênh đào Panama. Có tới 2/3 lượng cung ứng năng lượng của Hàn Quốc, 60% của Nhật Bản và Đài Loan và 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông, tức hơn ½ tổng lượng nhập khẩu năng lượng của các nước khu vực Đông Nam Á. Quanh Biển Đông có 10 hải cảng thuộc loại lớn nhất thế giới, trong đó có Xinhgapo và Hồng Công, và có tới 90% ngoại thương của Trung Quốc và 1/3 của thế giới đi qua biển này. Như vậy, Biển Đông là điểm qua lại rất quan trọng và được kiểm soát bởi một vài eo biển dễ phong tỏa. Theo tướng Jean-Bernard Pinatel, đồng thời là nhà doanh nghiệp, sở hữu được các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ dễ dàng kiểm soát được một phần không nhỏ thương mại đường biển thế giới đi qua đây.
Biển Đông là biển duy nhất chạy dài theo bờ biển Trung Quốc có các vùng nước sâu và cho phép tương đối dễ dàng tiến ra Thái Bình Dương. Đó là một yếu tố chủ chốt để bảo đảm triển khai an toàn tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa đạn đạo. Cường quốc nước ngoài nào kiểm soát được các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ có khả năng gây nguy hiểm cho việc triển khai tàu ngầm này.
Tướng Jean-Bernard Pinatel, chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề địa chính trị và tình báo kinh tế.
Hương Lan (gt)
...♥.♥.♥...
Nguồn : Nghiên Cứu Biển Đông - Thứ năm, 11 Tháng 10 2012
...♥.♥.♥...
MER DE CHINE :
LE DÉVELOPPEMENT DE LA PUISSANCE CHINOISE SE HEURTE À LA RÉSISTANCE DES ÉTATS RIVERAINS :
JAPON, PHILIPPINES, MALAISIE, VIETNAM ET TAÏWAN
LE DÉVELOPPEMENT DE LA PUISSANCE CHINOISE SE HEURTE À LA RÉSISTANCE DES ÉTATS RIVERAINS :
JAPON, PHILIPPINES, MALAISIE, VIETNAM ET TAÏWAN
Publié par Jean-Bernard PINATEL, le 19 sept 2012, dans Analyses, Chine
Il a suffi que le 14 septembre 2012, six navires appartenant au ministère du Territoire et des ressources naturelles chinois se soient approchés à 22km de l’archipel inhabité, dénommé Diaoyu par la Chine et appelé Senkaku par le Japon, pour déclencher une grave crise des relations sino-japonaises dont les médias ont abondamment rendu compte.
Ce groupe d’îles inhabitées, mais dont les fonds marins pourraient receler du pétrole et du gaz, est situé à 400km au Sud-Est des côtes chinoises et du Sud-Ouest de l’Île d’Okinawa (située elle-même à 600km au Sud-Ouest du Japon) et à 200km au nord-est de Taïwan qui les réclame également [1].
Les tensions de la Chine avec ses voisins sont récurrentes et proviennent du fait que la Chine a une vision extensive, pour ne pas dire impérialiste, de sa zone d’exclusivité économique (ZEE).
Si le différend concernant les îles Senkaku/Diaoyu met aux prises les deux premières puissances régionales, c’est le différend territorial en mer de Chine méridionale qui est pour la Chine l’enjeu stratégique capital. Il concerne, en effet, différents archipels et îles de la mer de Chine méridionale, revendiqués en totalité ou en partie par la Chine, Taïwan, le Viêt Nam, les Philippines, la Malaisie et Brunei. Il s’agit des îles Spratleys, des îles Paracels, des îles Pratas, du récif de Scarborough et du banc Macclesfield.
Mais c’est le différend concernant l’archipel Spratly qui recèle le plus de risques de crises graves entre la Chine et ses voisins, du fait de l’intérêt en termes économique et stratégique pour la Chine mais aussi de son éloignement géographique du territoire chinois (environ 1000km) alors qu’il est 5 à 10 fois plus proche des Philippines, de l’Indonésie, du Brunei et du Vietnam, ce qui rend ses revendications plus difficilement acceptables pour ses voisins.
L’HISTOIRE DES ARCHIPELS CONTESTÉS
La carte ci-dessous situe ces poussières d’îles dont la superficie totale n’excède pas 15km². Elles n’étaient pas habitées jusqu’à une époque récente car elles n’ont pas d’eau douce. Selon le droit maritime international, elles sont donc considérées comme des écueils et non des îles et, à ce titre, les revendications de souveraineté sur les parties émergées ne peuvent pas s’appliquer aux eaux territoriales. Selon la limite des 200 milles marins, le quart Ouest de l’archipel se trouve dans la Zone Économique Exclusive (ZEE) vietnamienne, le quart Sud dans la ZEE de Malaisie et du Brunei, le quart Est dans celle des Philippines et le quart Nord au-delà de ces zones. Or, chacun des pays riverains de la Mer de Chine méridionale revendique l’ensemble de l’archipel et les eaux afférentes et refuse tout plan de partage.
En 1974, c’est la Chine qui a pris la décision de modifier à son profit cette situation bloquée par des actions militaires au service d’une politique systématique d’appropriation de ces archipels. Profitant de division du Vietnam et de la faiblesse des Sud Vietnamiens à qui le traité de paix de Paris avait attribué l’archipel Paracel, la Chine le conquiert par la force : les combats firent 71 morts.
En 1975, le Vietnam est unifié, en rétorsion Hanoï occupe, en avril, 7 des îles des Spratleys sur les 37 que compte l’archipel. Puis, chacun des états riverains de la mer de Chine du Sud s’empare par surprise d’îles ou de récifs de l’archipel des Spratleys.
En 1978, c’est au tour des Philippines d’occuper 7 îles dans le Nord de l’archipel des Spratleys, puis une d’une huitième, Commodore Reef, réclamée par la Malaisie qui de son côté s’empare en 1983 de 3 îlots des Spratleys, dont Swallow Reef, à 60km d’Amboya Cay, contrôlée par le Vietnam, mais revendiquée par Manille et Kuala Lumpur.
En 1980, Itu Aba, la plus grande île, la seule où on trouve de l’eau potable. Envahie par les Japonais qui en firent une base sous-marine, elle a été restituée cette année-là par les Américains à Taïwan. Un aéroport avait été construit en 2007.
De 1978 à 1988, Hanoï s’empare d’une quinzaine d’îlots supplémentaires des Spratleys : le Vietnam en contrôle aujourd’hui 21 dont l’île Spratley et South West Cay.
Ce n’est qu’à partir de 1987 que Pékin commence à s’intéresser vraiment aux Spratleys et à y apparaître physiquement. La Chine occupe ainsi 7 îles, principalement à l’Ouest et au Sud-Ouest.
En 1988, un accrochage sérieux entre les marins vietnamiens et chinois fait 70 nouvelles victimes et cause la perte de trois bateaux vietnamiens, les positions chinoises aux Spratleys en sont renforcées.
En février 1992, le parlement chinois vote une loi sur les eaux territoriales qui réaffirme solennellement la souveraineté de Pékin sur l’ensemble des Spratleys. Immédiatement, Pékin chasse les Vietnamiens d’Eldad Reef portant désormais à 9 le nombre de positions chinoises dans les îles Spratleys. La même année, le Brunei revendique la souveraineté des eaux entourant le récif Louisa, toujours dans l’archipel des Spratleys.
La situation est donc particulièrement complexe et tendue. Pas moins de cinq états y ont placé des garnisons : environ 1 500 Vietnamiens, 450 Chinois, une centaine de Malaisiens, une vingtaine de Brunéiens et une centaine de Philippins. Tous sont ravitaillés à partir du continent.
Pour résumer et conclure sur cet historique, les Paracels sont entièrement sous domination chinoise; quant aux Spratleys, la carte ci-dessous détaille leur occupation par les différents états riverains de la Mer de Chine du Sud.
LES ENJEUX
Quels sont les enjeux qui justifient cette tension et ces crises entre pays riverains ?
1. L’extension de la ZEE chinoise
Au regard du droit international, la possession d’un territoire côtier par un état justifie ses prérogatives sur une certaine étendue d’eaux territoriales et de Zones Économiques Exclusives (ZEE). La Chine qui possède 18 000 km de frontières maritimes et 2 285 872 km² de (ZEE) répondant aux normes internationalement reconnues. Elle ne se classe qu’au 20ème rang mondial en se basant sur cette évaluation. Mais si elle réussissait à s’approprier les 1 591 147km² de zones de la ZEE de Taïwan (1 149 189 km²) et des îles Spratley (439 820 km²) elle remonterait au 10ème rang mondial [2] avec 3 877 019 km². Cette contestation vise donc à augmenter de plus de 40% la surface maritime de sa ZEE.
2. Les ressources naturelles et halieutiques
Les deux archipels ont d’abondantes ressources naturelles : des réserves de guano évaluées à plusieurs millions de tonnes, des produits marins variés (poissons recherchés, homards, tortues, carets, abalones, mollusques rares…). Le phosphate est présent sur ces îles ainsi que celle de nodules polymétalliques dans leurs fonds marins. Par ailleurs, environ 10% de la pêche mondiale est effectuée en mer de Chine méridionale.
3. Le contrôle du commerce international
La mer de Chine méridionale est un carrefour de routes commerciales d’une importance capitale car c’est la route la plus courte entre le Pacifique Nord et l’océan Indien. Par le détroit de Malacca passe 5 fois plus de pétrole que par le canal de Suez et 15 fois plus que par le canal de Panama. Par la mer de Chine méridionale transitent les 2/3 de l’approvisionnement énergétique de la Corée du Sud, 60% de l’approvisionnement énergétique du Japon et de Taïwan et 80% des importations chinoises en brut, ce qui fait plus de la moitié des importations énergétiques d’Asie du Nord-Est. La mer de Chine méridionale est ainsi bordée par 10 des plus grands ports mondiaux dont Singapour et Hong-Kong, et voit passer 90% du commerce extérieur de la Chine et un tiers du commerce mondial.
La mer de Chine méridionale est donc un lieu de passage très important commandé par quelques détroits faciles à interdire. Posséder les îles Paracels et Spratleys, c’est faciliter le contrôle d’une part non négligeable du commerce maritime mondial qui y transite.
4. Les ressources en gaz
D’après Robert D. Kaplan [3], la mer de Chine méridionale renferme un stock estimé à 25 000 milliards de m³ de gaz naturel (à comparer aux 187 100 milliards de m³ de gaz que comporterait la terre d’après British Petroleum, en 2010, ce qui fait presque 13,4% des réserves mondiales [4].
5. Le déploiement d’une flotte sous-marine
La mer de Chine méridionale est la seule le long des côtes de Chine à posséder des eaux profondes et à permettre un accès relativement aisé au Pacifique ce qui est essentiel pour assurer un déploiement sécurisé de ses SNLE. Le contrôle par une puissance étrangère des îles Paracels et Spratleys serait de nature à mettre en péril ce déploiement.
[1] Les îles Senkaku/Diaoyu sont constituées de cinq îles inhabitées, dont la plus grande fait seulement 3,5 km² et les autres quelques dizaines d’hectares. Le Japon a annexé les Senkaku en 1895, après la première guerre sino-japonaise. A la fin de la seconde guerre mondiale, les îles ont été, avec Okinawa, placées sous administration américaine avant d’être restituées au Japon en 1972, au terme d’un accord qui ne les mentionne toutefois pas explicitement. Depuis 1971, Taïwan (territoire indépendant de fait, mais dont la Chine revendique la souveraineté) et la République populaire de Chine revendiquent leur souveraineté sur ces îles.
[2] Derrière les États-Unis (11,35M km²), la France (11,03), l’Australie (8,5), la Russie (7,6), la Nouvelle Zélande (6,9), l’Indonésie (6,2), le Canada (5,6), le Royaume–Uni (5,6), le Japon(4,6).
[3] Is Chief Geopolitical Analyst for Stratfor, a private global intelligence firm, and a non-resident senior fellow at the Center for a New American Security in Washington.
[4] Mais uniquement 0,5% des ressources de pétrole.
...♥.♥.♥...
Nguồn : Géopolitique - Géostratégie : Analyses et Débats
...♥.♥.♥...
...♥.♥.♥...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.