...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Tư duy giải quyết vấn đề Biển Đông của Trung Quốc dưới góc nhìn của báo Hong Kong


(Nghiencuubiendong - 07.10.2013) - Hoa Đông và Hoàng Hải là bốn hòn đảo chính của Nhật Bản (Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu), quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản. Ở hướng Đông, từ khu vực biển phía Đông của Đài Loan có thể trực tiếp tiến vào Thái Bình Dương, nhưng cửa đi ra biển này còn gặp nhiều khó khăn hơn. 

Về hướng Nam, vị trí chiến lược quân sự của quần đảo Trường Sa của Việt Nam rất quan trọng. Biển Đông hiện nay lại bị các nước Đông Nam Á bao vây. Khi xảy ra chiến tranh, cửa biển này sẽ trở thành cửa sinh tử của phong tỏa và chống phong tỏa, bao vây và chống bao vây. Nếu mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất quyền kiểm soát đối với tuyến đường sinh mệnh trên biển rất dài và tuyến quốc phòng của Trung Quốc cũng bị thu hẹp về đảo Hải Nam, con đường ra biển của miền Nam Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt.

Trong trường hợp Trung Quốc có thể khống chế vùng biển Trường Sa, chiều sâu phòng ngự của quân đội Trung Quốc sẽ tăng lên. Chiều sâu chiến lược quý báu này không những làm tăng không gian xoay xở của lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc, mà còn có ý nghĩa nổi bật đối với các hành động yểm hộ lực lượng mặt đất, chống lại sự tấn công đường không chiến lược của cường địch. 

Theo tạp chí trên, việc giải quyết vấn đề Biển Đông không tách rời khỏi Mỹ. Hiện nay, tất cả tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc xem ra không liên quan tới Mỹ, nhưng Mỹ lại là kẻ đứng đằng sau giật dây. Mỹ muốn “mượn lực tiếp sức”, mượn cánh tay của ASEAN làm dấy lên cuộc khủng hoảng biên cương Trung Quốc. Nhưng một nước lớn có vì một nước nhỏ mạo hiểm tham gia chiến tranh với một nước lớn khác hay không, vấn đề phụ thuộc vào lợi ích quốc gia của nước lớn đó, càng gần tới lợi ích cốt lõi của mình thì càng dễ sử dụng biện pháp cực đoan. 

Tạp chí trên cho rằng trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, trước tiên phải xem xét có cần phải đánh (chiến tranh, xung đột) hay không. Nếu phải đánh, một là phải bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao sự tự tôn và lòng tự tin của dân tộc.

Hai là có thể giành lấy lượng dầu mỏ rất lớn mà Trung Quốc rất cần, có lợi cho việc phát triển kinh tế và xây dựng quân sự. Ba là kiểm soát tuyến đường biển ở Biển Đông, có lợi cho việc giải quyết vấn đề Điếu Ngư. Bốn là thông qua chiến tranh nâng cao thực lực hải quân Trung Quốc, mang đến cơ hội đột phá qua sự phong tỏa của “chuỗi đảo thứ nhất”, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi giải quyết vấn đề Đài Loan. 

Tuy nhiên, nếu thất bại, Trung Quốc không chỉ mất đi các đảo ở Biển Đông, mà dưới tác động của thất bại đó, Đài Loan và các khu vực dân tộc thiểu số - gồm Tân Cương và Tây Tạng - cũng sẽ xuất hiện hiệu ứng đôminô. 

Mười năm tới, thực lực hải quân của Trung Quốc không ngừng được tăng cường, duy trì thế áp đảo đối với các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam. Nhưng mấy năm lại đây, các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam liên tục mua sắm vũ khí trang bị mới, từng bước áp sát giới hạn của Trung Quốc. Tới năm 2020, thời gian kiểm sát thực tế đối với các đảo ở Biển Đông của các nước khác trong tranh chấp sẽ càng dài, càng có khả năng trở thành một lý do để các nước này lợi dụng luật quốc tế. Khi đó, vấn đề Biển Đông càng phức tạp. 

Hiện nay, về mặt chiến lược, có thể xử lý vấn đề Biển Đông từ 4 hướng:

Thứ nhất, dùng lập pháp để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, tạo căn cứ để hải quân Trung Quốc hành động. 

Thứ hai, thực thi chế độ quản lý hành chính, khai thác phát triển tài nguyên dầu khí, xây dựng lực lượng chấp pháp trên biển mạnh. 

Thứ ba, sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, ngăn chặn sự hình thành của liên minh các nước tranh chấp, ngăn ngừa cục diện xấu nhất là xuất hiện sự can dự của các nước như Mỹ, Nhật Bản. 

Thứ tư, hợp tác với quân đội Đài Loan giành lấy Biển Đông, đóng vai trò thúc đẩy đối với sự nghiệp lớn là thống nhất đất nước. 

Tạp chí “The Mirror” số tháng 9 của Hong Kong.

Thuỳ Anh (gt)

1 nhận xét:

  1. .♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
    (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
    .♥.♥.♥... VẠN VẬT THÁI BÌNH ...♥.♥.♥

    Trả lờiXóa

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...