...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Tranh chấp Biển Đông: Những tính toán chiến lược và triển vọng giải quyết xung đột


(Nghiencuubiendong - 22.05.2013) - Nếu như lãnh thổ nước Đức là chiến tuyến trong thời kỳ Chiến tranh lạnh thì Biển Đông cũng có thể trở thành giới tuyến quân sự trong những thập kỷ tới. Xét về thực chất, đã xuất hiện một cuộc đối đầu không trực diện giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông.

Những nét khái quát

“Nếu như lãnh thổ nước Đức là chiến tuyến trong thời kì Chiến tranh lạnh thì Biển Đông cũng có thể trở thành giới tuyến quân sự trong những thập kỷ tới. Ngày nay thế giới đa cực là một đặc điểm của ngoại giao và kinh tế nhưng Biển Đông có thể sẽ cho thấy một cách nhìn khác về khái niệm đa cực” – Robert Kaplan, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về các vấn đề chiến lược.

“Về thực chất đã xuất hiện một cuộc đối đầu không trực diện giữa Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông” – Tướng Li Qing Long, Phó Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Nếu các nước không muốn thay đổi cách hành xử  của họ với Trung Quốc, họ cần phải chuẩn bị sẵn sàng để nghe âm thanh của đại bác. Đó có thể là cách duy nhất để giải quyết những tranh chấp trên vùng biển này” – Bình luận của Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo của cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc, tháng 11 năm 2011.

An ninh và sự ổn định của Châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 bị đe dọa một cách nghiêm trọng bởi việc xây dựng lực lượng quân sự quá mức cần thiết của Trung Quốc mặc dù không hề có những mối đe dọa rõ ràng đối với an ninh của quốc gia này. Khát vọng muốn cân bằng chiến lược với Mỹ ở cả sân chơi quyền lực toàn cầu lẫn ưu thế chiến lược vượt trội tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành động lực cho Bắc Kinh.

Chính vì vậy, hậu quả tất yếu có thể thấy là các tranh chấp trên Biển Đông một lần nữa lại nóng lên với những diễn biến leo thang do chính sách "bên miệng hố chiến tranh" đầy khiêu khích của Trung Quốc, việc sử dụng sức mạnh quân sự và chính trị  để cưỡng ép các quốc gia Đông Nam Á nhỏ và yếu hơn về mặt quân sự, những nước đang bị Trung Quốc thách thức về yêu sách chủ quyền.

Các tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á vốn đã tồn tại từ nhiều thập kỷ, nay càng nóng lên từ năm 2008-2009, nhất là sau khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và sẵn sàng tiến hành chiến tranh để bảo vệ vùng chủ quyền mà nước này yêu sách. Những khẳng định này của Trung Quốc không gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế bởi nó đi kèm với những việc làm của Trung Quốc và khuynh hướng sử dụng xung đột để giải quyết tranh chấp lãnh thổ thay vì các sáng kiến giải quyết xung đột.

Tranh chấp Biển Đông ngày nay không chỉ còn là xung đột giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ASEAN về các yêu sách mâu thuẫn ở Biển Đông nơi mà Trung Quốc khẳng định có chủ quyền lịch sử đối với toàn bộ Biển Đông, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và những bãi đất nằm rải rác trong vùng biển này.

Các tranh chấp trên Biển Đông, đúng như Trung Quốc lo ngại, đã trở thành vấn đề quốc tế. Nếu gạt sang một bên những tuyên bố chủ quyền còn cần tiếp tục xem xét của các bên tranh chấp, vấn đề Biển Đông nay đã được nâng tầm trở thành những quan ngại toàn cầu đối với việc “bảo vệ cáctài sản chung toàn cầu”; “tự do đi lại ngoài khơi”; “sử dụng không hạn chế các tuyến đường biển quốc tế”. Vì vậy những tranh chấp hiện nay đã chuyển từ xung đột lợi ích giữa Trung Quốc với ASEAN thành tranh chấp giữa Trung Quốc với Mỹ và với cả cộng đồng quốc tế, các bên có lợi ích liên quan đối với việc sử dụng không hạn chế các tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đông.

Về mặt địa - chiến lược thì Biển Đông không phải là “vùng biển nội địa của Trung Quốc”. “Về mặt chiến lược và quân sự thì Biển Đông có vị trí then chốt trong việc kiểm soát không chỉ Đông Nam Á mà còn có thể kiểm soát cả khu vực Nam và Đông Á”

Với tầm quan trọng chiến lược như vậy, việc mở rộng tuyến đường biển ra toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương tạo ra các tình huống cạnh tranh sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc. Tây Thái Bình Dương bao gồm cả vùng Biển Đông nơi mà Mỹ vẫn có ưu thế vượt trội cho đến nay. Nước Mỹ chưa hề có ý định sẽ từ bỏ ưu thế chiến lược này.

Tây Thái Bình Dương cũng có vai trò quan trọng đối với Trung Quốc trong trường hợp nước này muốn phá vỡ thế bao vây quân sự của hải quân Mỹ. Các xung đột trên Biển Đông gia tăng một phần cũng bắt nguồn từ cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung.

Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” hiếu chiến của Trung Quốc đối với các xung đột ở Biển Đông gia tăng chủ yếu trong hai thập niên Mỹ lơ là chiến lược đối với Tây Thái Bình Dương, do bị phân tán lược lượng quân sự tại Balkans, Afganistan và Iraq. Điều này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc xây dựng lực lượng hải quân nhanh chóng mà không bị Mỹ ngăn cản. Chính việc hiện đại hóa quân đội và hải quân đang được thể hiện trong các xung đột Biển Đông ngày nay.

Thêm vào đó, tư tưởng “phòng tránh rủi ro” và “chiến lược phòng ngừa Trung Quốc” của Mỹ là những nhân tố khiến Trung Quốc tin rằng các hành vi gây hấn trên Biển Đông của nước này sẽ không bị Mỹ thách thức.
Những động thái gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ tập trung để chiếm hữu nguyền tài nguyên hyđrô-cácbon khổng lồ dưới đáy Biển Đông. Trung Quốc có những mục tiêu chiến lược trong việc leo thang xung đột Biển Đông, cần phải đặt trong bối cảnh Đại chiến lược của Trung Quốc để hiểu.

Đại chiến lược của Trung Quốc có hai mục tiêu lớn nhất quyết định chiến lược ở Biển Đông, đó là, (1) Buộc Mỹ phải ra khỏi Đông Á và Tây Thái Bình Dương bằng cách gây hao mòn chiến lược và chính trị hoặc đẩy Mỹ vào tình thế bị động chiến lược bằng chính sách bên miệng hố chiến tranh hiếu chiến trên tất cả các vùng biển Tây Thái Bình Dương; (2) Tăng cường sức mạnh hải quân Trung Quốc để thu hẹp khoảng cách với ưu thế hải quân vượt trội của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Mục tiêu rộng hơn là tạo ra khả năng triển khai lực lượng không chỉ ở vùng duyên hải của Trung Quốc mà còn cả ở Ấn Độ Dương.

Đại chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông xoay quanh ba trụ cột, đó là: (1) Đánh phủ đầu/chống lại/cản trở việc quốc tế hóa những tranh chấp trên Biển Đông bằng mọi giá; (2) Chia rẽ đoàn kết ASEAN nhằm ngăn chặn khu vực hóa những tranh chấp này; (3) Duy trì các tranh chấp trên Biển Đông luôn ở mức độ áp lực vừa phải để Mỹ không thể trực tiếp can thiệp quân sự, nhưng vẫn đủ để gây sức ép chiến lược.

Tiềm ẩn trong chính sách “bên miệng hố chiến tranh”  là nguy cơ tính toán sai lầm hoặc đi quá xa của Trung Quốc trong những động thái chiến lược tại Biển Đông, và do đó có thể sẽ châm ngòi những xung đột vũ trang. Hiển nhiên đến một mức độ nào đó, Mỹ sẽ buộc phải can thiệp để bảo vệ ưu thế chiến lược ở Châu Á – Thái Bình Dương và bảo vệ an ninh cho các đồng minh quân sự của mình cũng như bảo vệ những mối quan hệ chiến lược mới trong khu vực.

Đây là khuôn khổ chiến lược mà các xung đột Biển Đông phải được nhìn nhận trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21. Ngày nay, kinh tế và an ninh năng lượng dường như chỉ là thứ yếu. Các yếu tố chiến lược giờ có thể làm lu mờ những tranh cãi về pháp lý và chủ quyền trên khu vực Biển Đông.

Bài viết này nghiên cứu những tác động chiến lược nảy sinh từ tranh chấp Biển Đông cả ở cấp độ toàn cầu lẫn khu vực.

Thông thường thì những tác động chiến lược đối với khu vực sẽ được nghiên cứu trước, và sau đó là những tác động của chúng tới sân chơi quyền lực toàn cầu. Trong bài này, những tác động chiến lược ở cấp độ toàn cầu sẽ được đem ra bàn thảo trước bởi có lý do cho thấy rằng những hệ lụy chiến lược toàn cầu đang ngày càng trở nên quan trọng hơn và những hệ lụy đối với khu vực có thể gộp chung vào với những hệ lụy toàn cầu.

Tranh chấp Biển Đông: những tác động chiến lược toàn cầu

Những tranh chấp trên Biển Đông ngày nay không chỉ là vấn đề của khu vực Đông Á, Tây Thái Bình Dương và châu Á – Thái Bình Dương nữa. Chuỗi những diễn biến trong tranh chấp trên Biển Đông đã đưa vấn đề vượt ra ngoài phạm vi khu vực, thu hút sự quan tâm của các chủ thể quốc tế có liên quan đến những tranh chấp này.

Sự chia rẽ trong nội bộ các nước Đông Á và việc các nước này không đủ tiềm lực quân sự để có thể ngăn chặn dù là những động thái gây hấn nhỏ nhất của Trung Quốc trên Biển Đông đã mở đường cho các chủ thể bên ngoài bước chân vào khu vực và đứng về phía các quốc gia xung quanh Trung Quốc. Mỹ chính là cường quốc đối trọng và Nhật Bản cùng với Ấn Độ có thể xem là những đối tác giúp Mỹ gia tăng uy thế tại Châu Á – Thái Bình Dương, kiềm chế chính sách “bên miệng hố chiến tranh” không giới hạn của Trung Quốc.

Nga, một cường quốc Châu Á – Thái Bình Dương. cũng tham gia vào để thực hiện mục tiêu này. Nga đã tuyên bố xoay trục chiến lược về Châu Á – Thái Bình Dương, tuy nhiên vấn đề thời điểm và các ý định của Nga vẫn còn đang được tranh cãi.

Trong ván cờ ở Biển Đông hiện nay không chỉ có những hành động rõ ràng của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc mà còn có những động thái thăm dò đầu tiên của Nhật Bản và Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc về mặt chính trị nếu không phải là quân sự.

Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc và việc sử dụng vũ lực trong các cuộc xung đột Biển Đông đã làm gia tăng quan ngại của Châu Á về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc không phải là thành viên có trách nhiệm đối với an ninh và ổn định ở Châu Á - đây là quan niệm đã bắt đầu bén rẽ trong nhận thức của các nước Châu Á. 

Đây là một chủ đề rất lớn do đó chỉ những tác động chiến lược toàn cầu quan trọng nhất của tình trạng leo thang tranh chấp Biển Đông mới được đề cập. Các tác động này bao gồm:

- Xung đột Biển Đông dẫn đến phân cực Châu Á và thúc đẩy một cấu trúc cân bằng quyền lực mới ở Châu Á – Thái Bình Dương

- Tác dụng phụ lớn nhất của xung đột Biển Đông: Tây Thái Bình Dương không còn “Thái Bình” nữa

- Các phản ứng của quốc tế đối với chính sách “bên miệng hố chiến tranh” ngày càng leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông

- Tác động chiến lược nổi bật nhất: Trung Quốc gây ra một cuộc Chiến tranh lạnh mới ở Châu Á – Thái Bình Dương

Xung đột Biển Đông dẫn đến phân cực Châu Á và thúc đẩy cấu trúc cân bằng quyền lực mới ở Châu Á – Thái Bình Dương

Sự phân cực chiến lược Châu Á ngày nay được thúc đẩy bởi các quan điểm xung đột và đối kháng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Cùng với sự phân cực Châu Á này là sự xuất hiện các cấu trúc ‘cân bằng quyền lực’ mới ở Châu Á – Thái Bình Dương.

"Tham vọng chiến lược của Trung Quốc về sự trỗi dậy của trật tự Châu Á trong đó Trung Quốc đóng vai trò trung tâm dường như chắc chắn sẽ thất bại nếu xét theo đánh giá chiến lược hiện nay về môi trường an ninh ở Châu Á. Sự thay đổi trong Đại chiến lược của Trung Quốc từ việc dựa vào  'sức mạnh mềm' chuyển sang triển khai 'sức mạnh cứng' dường như đã tạo ra một sự phân cực chiến lược ở Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời củng cố nhận định về Mối đe doạ Trung Quốc bao trùm khắp khu vực."

Việc Trung Quốc đe doạ quân sự, gây sức ép cả về chính trị lẫn quân sự trong tranh chấp Biển Đông với các nước láng giềng ASEAN - những nước trong hàng thập kỷ đã cùng nỗ lực hợp tác với Trung Quốc thông qua các cơ chế đối thoại của ASEAN - không những đã phản bội niềm tin của ASEAN, mà còn xói mòn uy tín của Trung Quốc trong việc trở thành nước láng giềng có trách nhiệm và yêu chuộng hoà bình đối với các nước ASEAN.

Nhìn từ góc độ lịch sử, Châu Á - Thái Bình Dương đã chứng kiến nhiều hình mẫu 'cân bằng quyền lực' khác nhau trong quá khứ. Tuy nhiên, sự can thiệp quân sự của Mỹ vào khu vực Balkans thập niên 1990 hay Afghanistan và Iraq những năm 2000 đã gây xáo trộn hiện trạng 'cân bằng quyền lực' ở khu vực. Khoảng trống chiến lược đó đã tạo cơ hội cho Trung Quốc đẩy mạnh quân sự một cách nhanh chóng mà không gặp phải sự cản trở của Mỹ

Tranh chấp Biển Đông nóng lên từ giai đoạn cuối năm 2009 và những tác động chiến lược của vấn đề này đã hối thúc Mỹ xoay trục tới Châu Á - Thái Bình Dương, tìm cách khôi phục cán cân quyền lực khu vực vốn đang bị Trung Quốc xáo trộn.

Năm 2013, Châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến sự nổi lên của một cấu trúc 'cân bằng quyền lực' mới ở khu vực. Nhìn chung, công thức của Mỹ để thực hiện mục tiêu này bao gồm: (i) củng cố các liên minh quân sự hiện có tại Đông Bắc Á dựa vào các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines; (ii) khắc phục khoảng trống trong liên kết an ninh với các quốc gia ven  Biển Đông bằng cách đẩy quan hệ chiến lược với Việt Nam và Indonesia, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, và khai thông quan hệ với Myanmar.

"Kết luận lại có thể thấy những điều mà Mỹ nhiều năm trước đây không làm được là chia rẽ Châu Á - Thái Bình Dương nhằm chống lại mối đe dọa tiềm tàng Trung Quốc thì chính những chính sách hung hăng của Trung Quốc trong bước đầu thiếu kiên nhiễn nhằm thể hiện sức mạnh quân sự mới của mình dường như đã góp phần tạo ra một sự phân cực chiến lược đáng kể ở khu vực theo chiều hướng bất lợi cho Trung Quốc."

Tác dụng phụ lớn nhất của Tranh chấp Biển Đông: Tây Thái Bình Dương sẽ không còn  Thái Bình"

Khu vực Tây Thái Bình Dương là nơi có các mối đan xen dày đặc nhất về lợi ích chiến lược và cạnh tranh quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ.  Đây cũng là nơi đan xen mối quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Nhật Bản và đối đầu giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines trong tranh chấp Biển Đông. Ở mức độ ngày càng gia tăng, Mỹ sẽ quan tâm nhiều hơn đến các tranh chấp khu vực giữa các nước với Trung Quốc. Mỹ chắc chắn không thể 'cô lập chiến lược' đối với các vấn đề an ninh chủ chốt ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Bởi nếu như thế Mỹ có thể chịu rủi ro khi chứng kiến sự tan rã của cấu trúc an ninh khu vực. Cuối cùng thì Mỹ bắt buộc thực thi chính sách ngăn chặn đối với Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trọng tâm của bất cứ chiến lược kiềm chế hay ngăn chặn nào của Mỹ đối với Trung Quốc là "Chuỗi đảo thứ nhất", chuỗi đảo mang tính chiến lược chạy gần như song song với vùng ven biển Đông Á tại khu vực Tây Thái Bình Dương.

Ý nghĩa chiến lược của dãy đảo này đối với Mỹ trong khu vực Tây Thái Bình Dương nằm ở những tính toán quân sự sau: (1) Tạo ra một vành đai bảo vệ nước Mỹ lục địa và cung cấp bàn đạp gần Trung Quốc trong trường hợp cần can thiệp quân sự, (2) Kết hợp giữa sự kế cận địa lý với Trung Quốc Đại lục và khả năng triển khai quân đội của Mỹ với các nước đồng minh, cho phép bao vây Trung Quốc bằng quân sự. (3) Cấu trúc chuỗi đảo này chỉ tồn tại vài con đường hẹp cho Hải Quân Trung Quốc thoát ra để tiến vào Thái Bình Dương

Điều đáng chú ý hơn đó là yêu sách của Trung Quốc đối với các thực thể đảo tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Những thực thể đảo tranh chấp mà Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp có thể là căn cứ giúp Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự như một phần của chiến lược "ngăn chặn" đối với sự can thiệp hải quân và không quân Mỹ.

Khu vực Tây Thái Bình Dương có thể sẽ trở thành điểm bùng nổ xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, nơi hai bên khai hỏa những phát súng đầu tiên, trừ khi những tiếng nói thông thái ở Trung Quốc chiếm ưu thế, giúp Trung Quốc hạ nhiệt chính sách "bên miệng hố chiến tranh" ngày càng leo thang tại Biển Đông.

Phản ứng Quốc tế đối với việc leo thang chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông

Phản ứng quốc tế về chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Trung Quốc ở Biển Đông được minh hoạ rõ nhất trong các bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tháng 6 năm 2012 ở Singapore. Chủ đề chung xuyên suốt của các bài phát biểu này đó là cộng đồng quốc tế và các cường quốc cam kết bảo đảm an ninh cho "các vùng chung toàn cầu" cũng như đối với "tự do biển cả", rằng không một nước nào có quyền tuyên bố những vùng đó là chủ quyền quốc gia. Ngoại trưởng Mỹ, Anh và Pháp nhấn mạnh rằng các nước này có cam kết đối với an ninh và ổn định tại khu vực Đông Nam Á.

Tranh chấp Biển Đông vì thế không phải là tranh chấp khu vực, và sự quan ngại quốc tế đối với những hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển và các thực thể đảo trong Biển Đông, cũng như cam kết của cộng đồng quốc tế đối với an ninh và ổn định khu vực Đông Nam Á đã gửi đến những thông điệp cảnh tỉnh choTrung Quốc. E ngại những phản ứng quốc tế như vậy, giới chức sắc cao cấp Trung Quốc đã lảng tránh vấn đề này.

Tác động chiến lược đáng chú ý nhất: Trung Quốc có thể gây ra một cuộc Chiến tranh Lạnh tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Khả năng Trung Quốc gây ra một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai tại Châu Á - Thái Bình Dương là chủ đề tôi đã trình bày vào khoảng đầu tháng 4 năm 2001, trong bài viết có nhan đề "Có phải Trung Quốc đang gây ra một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai tại Châu Á: Những lựa chọn về chính sách của Mỹ".

Một số nhận định liên quan trong bài viết đó là: "Trung Quốc xem Mỹ là mối đe doạ hàng đầu và Trung Quốc đã nhìn nhận như vậy trong một khoảng thời gian. Về lâu về dài điều này sẽ khiến quan hệ Mỹ - Trung khá mong manh và không ổn định. Có phải chúng ta đang chứng kiến bước khởi đầu của một cuộc Chiến tranh Lạnh? Những nghi ngờ, lập luận, cũng như chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Trung Quốc trong các hành động chống lại Mỹ phần nào khơi gợi lại những tiến trình đã diễn ra với cuộc Chiến tranh lạnh trước đây."

Tiếp theo vào năm 2008, trong một bài viết khác có nhan đề "Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự: Những tác động khu vực và toàn cầu", tôi đã cho rằng "diễn biến quan hệ Mỹ - Trung hiện nay đang đi theo chiều hướng của một cuộc Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, khác với cuộc Chiến tranh Lạnh trước đây, Chiến tranh Lạnh lần hai hoàn toàn trở thành một cuộc "chiến tranh nóng" giữa Mỹ và Trung Quốc đối với một loạt các điểm nóng xung đột trải dài khắp Châu Á và các vấn đề chiến lược khác."

Năm 2013 bức tranh thậm chí còn u ám hơn khi mà Trung Quốc gần như đang ở đỉnh cao của việc xây dựng lực lượng quân sự ngày càng tỏ ra bồn chồn và bất an trước chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ cũng như việc tạo dựng sự cân bằng quyền lực tại Châu Á - Thái Bình Dương. Sự leo thang xung đột tại Biển Đông là thách thức lớn nhất mà Trung Quốc có thể đặt ra cho Mỹ.

Tranh chấp Biển Đông: Những tác động chiến lược đối với khu vực

Tranh chấp/đối đầu/xung đột khu vực không xảy ra bên ngoài bối cảnh khu vực. Nó sẽ xảy ra trong bối cảnh an ninh đã tồn tại, hiện đang tồn tại và có khả năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Do đó, tranh chấp Biển Đông cần phải được xem xét một cách tổng thể trong môi trường an ninh của khu vực Châu Á thế kỷ 21. Nhận thức đóng vai trò quan trong trong cả việc định hình môi trường an ninh, cũng như phạm vi và không gian dành cho những kẻ gây rối ở khu vực và các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại đầy hiếu chiến.

Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, sự hiếu chiến và chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Trung Quốc cần phải được đánh giá từ nhận thức của Trung Quốc đối với cam kết của Mỹ về an ninh và ổn định của ASEAN cũng như sự mơ hồ của Mỹ mà Trung Quốc có thể tiếp tục tận dụng để phục vụ mục tiêu chiến lược là kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc không mấy quan tâm đến sự nhạy cảm chiến lược của ASEAN vì biết rằng dù các nước ASEAN hợp sức lại vẫn không thể ngăn cản bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông

Xét về những tác động chiến lược khu vực gây ra bởi sức ép mạnh mẽ của Trung Quốc đối với các nước ASEAN, nhìn chung có một số điểm nổi bật cần chú ý như sau:

- Các quốc gia ASEAN bị kích động chạy đua vũ trang

- Sự đối đầu có chiều hướng xung đột của Trung Quốc trên Biển Đông dẫn đến việc Nhật Bản và Ấn Độ đẩy nhanh xây dựng quân sự

- Cộng đồng ASEAN thống nhất: một huyền thoại đang bị Trung Quốc phá vỡ

Cuộc chạy đua vũ trang của các quốc gia ASEAN bắt đầu 

Tuy muộn nhưng các nước ASEAN đã thức tỉnh trước một thực tế chiến lược rằng Mối đe doạ Trung Quốc đã hiện hữu, và bởi vì mối đe dọa Trung Quốc chủ yếu liên quan đến biển nên các nước ASEAN cần tập trung xây dựng năng lực răn đe cho lực lượng hải quân và hải giám của họ.

Trước khi Trung Quốc có những hành động leo thang trong xung đột Biển Đông thì các nước ASEAN có thể cho là tương đối thỏa mãn với việc xây dựng khả năng răn đe ở mức thấp nhất  về hải quân và không quân đối với Trung Quốc.

Chính vì vậy các quốc gia ASEAN, dù là bên tranh chấp hay không tranh chấp ở Biển Đông, đều có nhu cầu liên kết với nhau vì lý do đơn giản là vấn đề an ninh và ổn định của khu vực Đông Nam Á không thể tách rời. Do đó, hợp tác an ninh khu vực là mục tiêu chung cho ASEAN vì Trung Quốc đang trỗi dậy một cách ngày càng mạnh mẽ và hung hăng hơn.

Tác động đáng chú ý ở đây là không chỉ các nước ASEAN đang tăng cường năng lực quân sự mà những cường quốc khác có lợi ích đối với an ninh và ổn định ở Biển Đông có thể cũng tham gia vào quá trình xây dựng năng lực răn đe cho ASEAN.

Sự đối đầu có chiều hướng xung đột của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Nhật Bản và Ấn Độ đẩy nhanh việc tăng cường sức mạnh quân sự

Lập trường gây xung đột của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Biển Đông - nước này cũng có những tranh chấp lãnh thổ và đối đầu quân sự với Nhật Bản và Ấn Độ. Chính sách bên miệng hố chiến tranh mạnh mẽ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông đã tình cờ thức tỉnh Nhật Bản và Ấn Độ đánh giá lại khả năng ngăn chặn của những nước này trước một Trung Quốc với sức mạnh quân sự đang gia tăng.

Nhật Bản và Ấn Độ với những lợi ích không nhỏ đối với an ninh Châu Á đã sớm nhận ra rằng hai nước, riêng rẽ hoặc cùng nhau, cần tạo một đối trọng ở Châu Á trước sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Cả Nhật Bản và Ấn Độ đều chịu sự xâm chiếm và chính sách bên miệng hố chiến tranh trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Nhật Bản đã tiến hành những bước đi đầu tiên hướng tới sự tự chủ lớn hơn trong năng lực quốc phòng và khả năng ngăn chặn Trung Quốc. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Trung Quốc ở quần đảo Senkaku càng cho thấy năng lực quân sự độc lập với Mỹ là điều cần thiết với Nhật. Việc Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn Biển Đông có thể dẫn đến sự kìm hãm về kinh tế và chiến lược đối với Nhật Bản, và Nhật Bản được kỳ vọng ​ngăn chặn viễn cảnh này xảy ra.

Nhật Bản cho đến nay vẫn bị Mỹ hạn chế trong việc áp dụng các chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc. Trong xử lý với Trung Quốc, Nhật Bản phải gộp lợi ích an ninh quốc gia của chính nước này vào những vấn đề nhạy cảm chiến lược của Mỹ với Trung Quốc. Xung đột hậu Biển Đông và việc xung đột lan rộng tới Biển Hoa Đông buộc Nhật Bản không chỉ xem xét lại Hiến pháp Hòa bình của nước này mà còn phải tăng cường sức mạnh quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc.

Ấn Độ cuối cùng đã thấu hiểu trò chơi không có giải pháp của Trung Quốc trong tranh chấp biên giới Tây Tạng mà Ấn Độ chiếm đóng và sự bao vây chiến lược của Trung Quốc với Ấn Độ. Nước này đã thức tỉnh trước những thách thức của hải quân Trung Quốc đang dần hiện thực hóa ở Ấn Độ Dương. Từ nhận thức đó, Ấn Độ hiện đang nổi lên như một bên liên quan đến vấn đề an ninh và ổn định ở Biển Đông.

Cả Ấn Độ và Nhật Bản gần đây bày tỏ mối quan tâm tích cực hơn đến xung đột Biển Đông và có một sự tương đồng chiến lược trong việc ‘bảo vệ các vùng chung toàn cầu.’ Việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản và Ấn Độ được trông đợi sẽ hình thành nên những đối trọng trước Trung Quốc ở hai bờ Biển Đông.

Đây có thể nguồn khích lệ đối với các nước ASEAN và thúc giục họ không nên giữ thái độ trung dung trong quan hệ với Trung Quốc nữa.

Sự đoàn kết tập thể của ASEAN: Huyền thoại bị Trung Quốc phá vỡ

Sở dĩ Trung Quốc bạo dạn trong việc đẩy mạnh chính sách bên miệng hố chiến tranh trong xung đột Biển Đông là bởi Trung Quốc hiểu không có sự đoàn kết tập thể trong ASEAN để đạt đượcvà hình thành một mặt trận thống nhất nhằm chống lại sự thúc ép của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Sự đoàn kết của ASEAN bị Trung Quốc phá vỡ tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Phnom Penh tháng 6 năm 2012, khi Campuchia trong cương vị chủ tịch đã cản trở và thành công trong việc không đưa vấn đề Biển Đông vào Thông cáo Chung ASEAN, một tuyên bố sẽ chỉ trích rất nhiều các quan điểm gây xung đột của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc có thể ​​sẽ theo đuổi chiến lược gây chia rẽ các nước ASEAN với cường độ lớn hơn khi nước này ngày càng phải chịu nhiều sức ép từ cộng đồng quốc tế về giải pháp giải quyết xung đột trong tranh chấp Biển Đông.

Sự đoàn kết chung của ASEAN trước Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ tiếp tục là một huyền thoại không có thực vì một số nước ASEAN dễ bị Trung Quốc lôi kéo bằng những hứa hẹn đầu tư tài chính hấp dẫn. Một số quốc gia ASEAN không tranh chấp có quan điểm khác với các quốc gia tranh chấp trong việc đánh giá Trung Quốc và điều này sẽ làm tăng thêm sự mất đoàn kết của ASEAN và đem lại lợi thế cho Trung Quốc.

ASEAN, một thể chế khu vực nổi bật ở Đông Nam Á, đứng trước nguy cơ tan vỡ nếu một số nước thành viên của tổ chức này gục ngã trước chiến lược chia rẽ ASEAN của Trung Quốc.

Chúng ta không nên quên rằng ASEAN đã bị Trung Quốc lừa dối hai lần khi: (i) lợi dụng lòng tin của khối trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nước này tham gia vào các diễn đàn đối thoại khác nhau của ASEAN và hy vọng rằng Trung Quốc theo đó trong mối quan hệ với ASEAN sẽ cư xử như một đối tác có trách nhiệm, và (ii) gây xung đột và hành xử quyết đoán đối với các quốc gia ASEAN trong tranh chấp Biển Đông.

Tranh chấp Biển Đông: Triển vọng về Giải quyết Xung đột

Các tiến trình giải quyết xung đột chủ yếu tập trung vào ba nhiệm vụ chính đó là: (1) Giảm bớt sự leo thang trong Cách Hành xử; (2) Thay đổi Thái độ/ Cách tiếp cận đối với Xung đột; và (3) Thay đổi mối quan hệ khi có các lợi ích đối lập.

Trung Quốc với thái độ cứng rắn và không khoan nhượng trong xung đột Biển Đông thể hiện trong các tuyên bố chính thức rằng quyền chủ quyền của của nước này đối với Biển Đông là "không thể đàm phán" đã chứng tỏ Trung Quốc chưa sẵn sàng cho các tiến trình giải quyết xung đột. Hơn nữa khi Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và để bảo vệ lợi ích cốt lõi này Trung Quốc sẵn sàng tiến hành chiến tranh đã cho thấy rõ ý đồ chiến lược của nước này.

Về triển vọng giải quyết xung đột trên Biển Đông, một học giả khác cho rằng có ba nhân tố thúc đẩy và phụ thuộc lẫn nhau để tiến tới một giải pháp công bằng và thỏa mãn được kỳ vọng các bên như sau: (1) Trung Quốc phải có thái độ kiềm chế trong các vấn đề gây xung đột ở Biển Đông; (2) ASEAN cần thể hiện tinh thần đoàn kết để tăng cường sức mạnh thương lượng tập thể của khối trước Trung Quốc và khả năng răn đe ở chừng mực nào đó; (3) Cam kết mạnh mẽ của Mỹ để đảm bảo chính sách miệng hố chiến tranh hiếu chiến của Trung Quốc bị kiềm chế trong xung đột Biển Đông.

Quan điểm chung đối với ba nhân tố này đó là khó có thể mong đợi Trung Quốc sẽ kiềm chế  trong xung đột Biển Đông bởi cách hành xử đã được thể hiện và những tuyên bố cứng rắn của nước này. Đối với sự đoàn kết của ASEAN, huyền thoại này sẽ bị phá vỡ hoàn toàn như đã phân tích ở trên. Trên thực tế, có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc phân hóa nội bộ ASEAN.

Ngoại trừ Philippines, Mỹ không bị ràng buộc bởi bất kỳ mối quan hệ đồng minh an ninh nào với các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Cam kết duy nhất của nước này đối với xung đột Biển Đông là “bảo vệ các vùng chung toàn cầu” và “tự do hàng hải” và nhờ đó duy trì vị trí thống trị trên biển Tây Thái Bình Dương. Vẫn chưa rõ liệu Mỹ sẽ đi xa tới đâu trong việc bảo vệ các lợi ích chiến lược, thoát khỏi sự bó buộc của chiếc áo chính sách Trung Quốc chật hẹp mà nước này tự tạo ra như “Chiến lược Phòng ngừa Trung Quốc” và “Phòng tránh Rủi ro”.

Trong tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc với tư cách là một cường quốc khu vực, đã sử dụng tất cả các công cụ cưỡng ép để đạt được mục tiêu chiến lược đó là kiểm soát hoàn toàn quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và thực thể đất liền nằm rải rác trên biển. Ngoài ra, Trung Quốc tuyên bố rằng nước này có đầy đủ chủ quyền đối với vùng biển xung quanh các quần đảo tranh chấp này.

Chiến lược “cơ bắp” của Trung Quốc đang vượt ra ngoài giới hạn với ASEAN để ngầm thách thức Hải quân Mỹ, Ấn Độ và các nước thăm dò dầu khí quốc tế. Hành động gây hấn của Trung Quốc hiện đã tiến xa hơn về phía Bắc, với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.

Trung Quốc tất nhiên không tránh khỏi việc đưa ra những quan điểm chính sách và các diễn giải gợi nhớ đến hình ảnh một "cường quốc xét lại” có ý định thay đổi trật tự hiện tại ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Câu hỏi quan trọng đặt ra là triển vọng lạc quan về giải pháp cho xung đột trong tranh chấp Biển Đông là gì. Trung Quốc đến giờ không đưa ra bất kỳ dấu hiệu thực chất nào về việc tham gia các sáng kiến ​​giải quyết xung đột hay thậm chí là tôn trọng luật pháp quốc tế/ các công ước hiện hành đối với những tranh chấp như vậy. Trung Quốc cứng nhắc cho rằng nước này chỉ sẵn sàng đối thoại song phương riêng lẻ với từng bên yêu sách. Điều này bản thân nó đã là một “rào cản” trước khi khởi động bất kỳ quá trình giải quyết xung đột nào, có ảnh hưởng rộng hơn đối với khu vực và quốc tế.

Kết Luận

Tranh chấp và xung đột Biển Đông từ khá lâu chỉ được xem xét dưới góc nhìn hẹp về tranh chấp tính hợp pháp và chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các thực thể nằm rải rác trên biển giữa một Trung Quốc độc đoán về quân sự và các bên yêu sách ASEAN yếu hơn.

ASEAN, với tổ chức khu vực quan trọng nhất của các quốc gia Đông Nam Á, đã bày tỏ mong muốn duy trì một mặt trận tập thể vững chắc trước Trung Quốc và ngăn nước này có hành động hiếu chiến đối với các quốc gia ven biển ASEAN trên Biển Đông. Tuy nhiên, sự chia rẽ kéo dài của ASEAN, do sự xếp đặt của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của mình, cuối cùng có thể hủy hoại ASEAN.

Xung đột Biển Đông hiện nay chuyển hóa ở một mức độ chiến lược cao hơn khi khu vực này đang trở thành một bàn cờ, nơi diễn ra cuộc chơi quyền lực quốc tế và cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ về quyền kiểm soát Tây Thái Bình Dương.

Tuyên bố gần đây của Nga về chiến lược xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương báo hiệu sự xuất hiện một người chơi mới, đầy sức mạnh trong khu vực có thể tác động đến hệ quả xung đột đang diễn ra.

Cam kết của Mỹ đối với ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông cần phải rõ ràng, đáng tin cậy và mạnh mẽ. Nếu Mỹ do dự đi theo hướng này vì cách tiếp cận theo kiểu "phòng tránh rủi ro" đối với Trung Quốc, Mỹ có thể thất bại trong việc can dự chiến lược ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Xung đột Biển Đông dường như đang mở ra một cuộc Chiến tranh Lạnh toàn cầu, lần này là ở Châu Á-Thái Bình Dương. Cuộc Chiến tranh Lạnh mới, bắt nguồn bằng sự hiếu chiến và chính sách bên miệng hố chiến tranh của Trung Quốc, tuy không mang nền tảng ý thức hệ như trước đây nhưng bị chi phối bởi cuộc cạnh tranh chiến lược đang diễn ra để giành quyền bá chủ khu vực Tây Thái Bình Dương, được dự báo sẽ rất khốc liệt và đầy xung đột.

Tiến sĩ Subhash Kapila được mời tham dự Hội thảo Quốc tế về Biển Đông “Chủ quyền Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Khía cạnh Lịch sử và Pháp lý” tại trường Đại học Phạm Văn Đồng, Việt Nam, ngày 27-28/4, 2013. Bài tham luận được trình bày tại Hội thảo Quốc tế này và đăng trên trang “Eurasia Review”.

Người dịch: Anh Châu
Hiệu đính: Minh Ngọc

...♥.♥.♥...






Introductory Observations

“Just as German soil constituted the military frontline of the Cold War, the waters of the South China Sea may constitute the military frontline of the coming decades. Worldwide multipolarity is already a feature of diplomacy and economics, but the South China Sea could show as what multipolarity in a military sense actually looks like”—Robert Kaplan, Noted American Author on Strategic Affairs

“In  essence it is an indirect face-off between China and the United States on the South China Sea”—General Li Qing long, Deputy Secretary, China Council for National Security Policy Studies

“If these countries do not want to change their ways with China, they will need to prepare for the sound of cannons. It may be the only way for the dispute on the sea to be resolved”—-Global Times, State Run Newspaper, China, Editorial, November 2011.

Asia Pacific security and stability in the 21st Century stands greatly endangered due to China’s oversized unwarranted military build-up in the absence of any credible threats to China’s security. China’s aspirations to emerge as a strategic co-equal of the United States both in the global power-play and strategic predominance in the Asia Pacific have provided the impulses for the same.

Consequently, the re-emergence of the South China Sea disputes with escalated explosive contours due to China’s aggressive brinkmanship, use of military force and political coercion against China’s relatively smaller and militarily weaker South East Asian nations whose sovereignty China has challenged, needs to be seen as a logical outcome.

The South China Sea disputes between China and its South East Asian neighbours which has been festering for decades assumed conflictual contours since 2008-2009 and after China declared it as a ‘core interest’ for China and on which it would be ready to go to war to defend its self-proclaimed sovereignty. China’s such assertions should not surprise the international community as it is very much in keeping with China’s posturings and its marked propensity to resort to conflict to resolve territorial disputes rather than by conflict resolution initiatives.

The South China Sea disputes can no longer be viewed as a China versus ASEAN neighbours conflict over contested claims over the South China Sea on which China asserts that it has historical sovereignty over the entire South China Sea and the Spratly and Paracel Islands and other land-forms that dot the Sea.

The South China Sea disputes, to China’s dismay, have now acquired international dimensions, which putting aside judgemental pronouncements on sovereignty of rival claimants, have now graduated to a higher plane and principles of bringing to the fore the crucial global concerns on the “defence of the global commons”; “freedom of the high seas”; and “unrestricted use of international waterways”. So the disputes have now moved from a China versus ASEAN conflict to China versus United States plus global community who are vital stakeholders in the South China Sea as an international waterway for unrestricted use.

In geostrategic terms the South China Sea is not an “Inland Sea of China”. “In strategic and military terms the South China Sea is in a key position that enables control not only over South East Asia but over the entire realm of South and East Asia”.

With such strategic significance the entire Western Pacific maritime expanse acquires intense power-play contours between the United States and China. The Western Pacific which includes the South China Sea stood dominated by the United States so far. The United States has not indicated any intentions to abdicate this strategic dominance.

The Western Pacific is also crucial for China if it needs to breakout from the militarily boxed-in blueprint of United States maritime predominance. The South China Sea conflicts arise from this strategic rivalry.

China’s aggressive brinkmanship in the South China Sea conflicts has basically arisen from two decades of strategic inattentiveness in the Western Pacific arising from its military distractions in the Balkans, Afghanistan and Iraq. This facilitated a massive Chinese naval build up without any checkmating by the United States. It is this Chinese military and naval build-up which is being played out in the South China Sea conflicts today

United States “Risk Aversion” and “China-Hedging Strategy” are additional contributory factors which presumably led China to believe that its aggressive pushes in the South China Sea would not be challenged by the United States.

China’s aggressive moves in the South China Sea are not exclusively focused on garnering the vast reserves of hydro-carbons that lay embedded in the South China Sea beds. China has significant strategic aims in escalating South China Sea conflicts which must be understood against the backdrop of China’s Grand Strategy.

China’s Grand Strategy has two foremost aims which drive its South China Sea strategy, namely,(1) The United States be impelled to exit from East Asia and the Western Pacific by inducing strategic and political fatigue or strategic passivity by aggressive brinkmanship in all the Seas of Western Pacific.(2) China’s naval power be built up to levels which could significantly narrow the differentials with US naval supremacy in the Western Pacific. The wider underlying aim being to create force projection capabilities not only along China’s littoral but also into the Indian Ocean.

China’s Grand Strategy in the South China Sea revolves around three pillars and these are: (1)Internationalisation of the South China Sea disputes be pre-empted/ prevented/impeded at all costs (2) ASEAN unity be divided so that regionalisation of the dispute is similarly prevented. (3) Simmering of the South China Sea disputes be kept at pressure levels that would not prompt a direct military intervention by the United States, and yet serves as a strategic pressure point .

Lurking in this Chinese brinkmanship are the dangers of miscalculation and over-reach by China in its strategic moves in the South China Sea conflicts and thereby stoking armed hostilities. Evidently at some stage the United States would have to intervene to defend its strategic dominance in the Asia Pacific and defend the security of its military Allies and its new strategic relationships in the region.

This is the strategic framework in which the South China Sea conflicts must be viewed in the second decade of the 21st Century. Economics and energy security seem to be secondary now. Strategic determinants will now overshadow the contested questions of legality and sovereignty of the South China Sea region.

This Paper intends to examine the strategic implications arising out of the South China Sea conflicts at the global level and at the regional level

Normally the regional strategic implications should have been examined first and then their impact on the global power-play. The global strategic implications are being discussed first as it is felt for the very good reason that the global strategic implications today overshadow the regional strategic implications and they are getting subsumed in the former.

South China Sea Disputes: The Global Strategic Implications

South China Sea disputes have today ceased to be a regional concern of East Asia, the Western Pacific and the Asia Pacific. The chain of developments in the South China Sea conflict increasingly point towards a growing involvement of the extra-regional and international stake holders in the dynamics of these disputes.

Regional disunity in south East Asia and lack of in-region military capabilities to impose even minimal deterrence on Chinese aggressive moves in the South China Sea conflicts opens the way for international stakeholders in the South China Sea region to step-in on the side of the China beleaguered nations. United States is the countervailing power and Japan and India can be assessed as counterweights that add ballast to United States countervailing power in the Asia Pacific to checkmate China’s unrestrained brinkmanship

Russia as an Asia Pacific power also needs to be co-opted towards this end.Russia has already declared its strategic pivot to Asia Pacific and the timing and intentions are open for debate.

At play in the South China Sea conflict is not only the United States undisguised moves of containment of China but also the first tentative moves by Japan and India towards politically checkmating China , if not militarily.

China’s aggressive brinkmanship and use of force in the South China Sea conflicts have further reinforced Asian concerns about Chinese military power. In Asian capitals, the perception has taken root that China is not a responsible stakeholder in Asian security and stability.

This is a vast subject and hence only the more salient global strategic implications generated by escalation of South China Sea disputes are being selected for mention. These are as follows

  • South China Sea Conflicts Induce Asian Polarisation & Stimulates a New Balance of Power Architecture in Asia Pacific
  • South China Sea Conflict Major Spin-off: Western Pacific is No Longer ‘Pacific’
  • Global Responses to China’s Escalated Brinkmanship on South China Sea Disputes
  • The Most Significant Strategic Implication: China Generates a New Cold War in Asia Pacific


South China Sea Conflicts Induce Asian Polarisation & Stimulates a Now Balance of Power Architecture in Asia Pacific

Asia’s strategic polarisation today stands stimulated by China’s conflictual and adversarial stances on the South China Sea dispute. Taking off from this Asian polarisation is the emergence of new ‘balance of power’ architectures in the Asia Pacific.

“China’s strategic ambitions on the rise of a Sino-centric Asia seem foredoomed as a contemporaneous strategic review of the Asian security environment suggests. China’s switch from a Grand Strategy relying on Soft power’ to exercise of ‘hard power’ seems to have generated a strategic polarisation of the Asia Pacific. The Chinese switch in its Grand Strategy seems to have generated perception of a China Threat engulfing the Asia Pacific.”

China’s use of military aggression, military and political coercion on the South China Sea conflicts against its ASEAN neighbours who made concerted efforts for decades to integrate China in ASEAN dialogue mechanisms, not only betrayed their trust but also in the process has dented China’s credibility as a responsible and peace-loving neighbour of ASEAN.

Historically, the Asia Pacific has witnessed different ‘balance of power’ templates in play at various times. However United States military interventions in the Balkans in the 1990s and in Afghanistan and Iraq during the 2000s upset the existing ‘balance of power’ in the region. The ensuing strategic vacuum led to China’s meteoric military build-up without any checkmating by the United States.

The South China Sea conflicts erupting in the period post-2009 and their strategic impact nudged the United States back to a strategic pivot to Asia Pacific and restoring the balance sought to be upset by China.

In 2013, the Asia Pacific is witnessing the emergence of new ‘balance of power’ architecture in the Asia Pacific. Broadly, the United States formulation to this end incorporates the reinforcement of its existing military alliance structure in North East Asia based on Japan, South Korea and the Philippines; remedying absence of US security linkages on the South China Sea littoral states by seeking strategic relationships with Vietnam and Indonesia and evolving a vital strategic partnership with India., besides strategic openings to Myanmar.

“Concluding it can be stated that what United States could not achieve in all the preceding years in terms of strategic polarisation of the Asia Pacific against a probable China Threat, the aggressive policies of China in the first flush of impatience to manifest her new-found military power in Asia seems to have generated a noticeable strategic polarisation in the Asia Pacific, to the consequent disadvantage of China.”

South China Sea Conflict Major Spin-Off: Western Pacific is no Longer ‘Pacific’

In the Western Pacific intersect most intensely the strategic interests and power tussle between the United States and China. Also intersecting within the overall framework are the regional power rivalries between China and Japan and between China and Vietnam and the Philippines on the South China Sea disputes. Increasingly the United States would tend to get drawn in regional disputes with China. The United States would not be allowed the luxury of ‘strategic detachment’ from the situation prevailing in the Western Pacific security environment. It would then run the risk of witnessing the unravelling of its security architecture in the region. The United States would ultimately have to resort to a containment strategy against China in the Western Pacific.

Central to any checkmating or containment strategy of China by the United States is “The First Island Chain”, a strategic chain of islands running virtually parallel to the East Asia littoral on the Western Pacific.

The strategic significance for the United States of this geographical configuration of the Western Pacific emerges from the following military considerations (1)The United States is provided both an outer perimeter of defence of Mainland United States and a springboard in close proximity to China for a military intervention, (2)With a combination of geographical proximity to Mainland China and the military deployments of United States and its Allies, this permits a virtual hemming in of China in military terms. (3) In this island chain configuration only a few corridors exist for the Chinese Navy to breakout into the wider Pacific Ocean

More significantly are the Chinese claims to islands in the South China Sea and East China Sea. These disputed islands in China’s possession would provide China with bases for deployment of its military assets as part of its ‘Anti-Access’ strategies against US naval and air power intervention.

The Western Pacific is destined to be an explosive flashpoint between China and the United States where the first shots between China and the United States may be fired unless wiser counsels prevail on China to step back from its escalatory brinkmanship on the South China Sea conflicts.

Global Responses to China’s Escalated Brinkmanship on South China Sea Disputes

The global responses on China’s escalated brinkmanship on the South China Sea dispute are best illustrated from a reading of speeches given at the Shangri-La Dialogue June 2012 deliberations at Singapore. The common thread running through these speeches were that the global community and major powers were committed to the security of the “global commons” and to the “freedom of the high seas” and that no country had a right to declare them as national territories. The United States, UK, and the new French Foreign Minister emphasised that all of them stood committed to the security and stability of South East Asia.

South China Sea disputes are therefore no longer regional disputes and the international concern on China’s attempts to impose its sovereignty over the entire Sea and its land-forms and the implicit commitment to the security and stability of South East Asia should send appropriate signals to China. Fearful of such responses China’s high level dignitaries stayed away this time.

The Most Significant Strategic Implication: China Generates a New Cold War in Asia Pacific

China’s generating a second Cold War in the Asia Pacific was a topic addressed by me as early as April 2001 in a Paper entitled “Is China Generating a Second Cold War in Asia: Policy Choices for United States”.

The pertinent observations that were made were: “China perceives the United States as the Number One Threat Projection and has been doing this for some time. ‘’Further that “This has led to US-China relations now bordering on volatility and uncertainty and do we see the beginning of a Cold War? The suspicions, the rhetoric and the brinkmanship resorted to by China in actions against the United States are reminiscent of the approaching stages of the First Cold War.”

Once again in 2008 in another Paper “China’s Escalating Military Power: Global and Regional Implications” I observed that “The present state of relations between China and the United States are acquiring the contours of a Cold War. But this Cold War unlike the first Cold War has all the chances of being a ‘Hot War’ between United States and China over a host of conflictual flashpoints stretching right across Asia and other strategic issues.”

In 2013 the picture is even grimmer as China close to peaking of its military build-up is restless and agitated over the American strategic pivot to Asia and crafting new balance of power in the Asia Pacific. Escalation of the South China Sea conflicts is the most potent challenge China can throw against the United States.

South China Sea Disputes: The Regional Strategic Implications

Regional disputes/ confrontations/ conflicts do not occur in a vacuum. They emerge from the contextual security environment that existed, currently exists and is likely to exist in the foreseeable future. Hence the South China Sea disputes need to be viewed in the overall security environment of Asia in the 21st Century. Perceptions play an important role both in the shaping of the contextual security environment and the scope and leeway it offers to prospective regional destabilisers and aggressive revisionist powers.

In the South China Sea disputes China’s aggressiveness and brinkmanship on the issue needs to be assessed from China’s perceptions of United States commitment to ASEAN security and stability and US ambiguities that China can exploit to further its strategic ends of gaining full control over the entire South China Sea region. China could not care less for ASEAN’S strategic sensitivities conscious that the ASEAN countries even collectively cannot impose deterrence on China’s push into the South China Sea.

In terms of regional strategic implications stirred by China’s aggressive pushes against ASEAN countries, once again some selected points of salience need to be highlighted from an overall perspective and these are as follows:

  • ASEAN Countries Prodded into Arms Build-up/Arms Race
  •  China’s Conflictual Confrontation on South China Sea Generates Japan and India’s Fast Track Military Build-up
  • ASEAN Collective Unity: The Myth Shattered by China


ASEAN Countries Arms Build-up/Arms Race Commences

Rather belatedly, the ASEAN Countries woke up to the strategic reality that The China Threat was a reality and since the Chinese threat was basically maritime, ASEAN countries are now concentrating on building up the deterrent capacities of their Navies and maritime surveillance.

ASEAN countries before the escalation by China of the South China Sea conflict can be said to have been complacent in even building up the minimal naval and air capabilities to impose some sort of deterrence on China.

In this connection the ASEAN countries whether claimants in the South China Sea conflicts or non-claimants, both have to band together for the simple reason that South East Asian security and stability is not divisible. Regional security cooperation is a desirable goal for ASEAN as China emerges stronger and aggressive.

The significant implication that needs to be noted here is that not only the ASEAN countries are upgrading their military capabilities but those other major powers having a stake in South China Sea security and stability may also join-in in capacity building of ASEAN’s deterrence capabilities.

China’s Conflictual Confrontation on South China Sea Generates Japan and India’s Fast Track Military build-up

China’s conflictual stances are not limited only to the South China Sea conflicts as China is similarly involved in territorial disputes and military stand-offs with Japan and India also. China’s intense brinkmanship on the South China Sea conflicts has fortuitously given a wake-up call to Japan and India to review their own deterrence capabilities against a militarily rising China.

Japan and India with sizeable stakes in Asian security should have realised years back that both singly and jointly they needed to provide an Asian counterweight to China’s burgeoning military power. Japan and India both have been subjected to Chinese aggression and brinkmanship on their territorial disputes with China.

Japan has taken the first tentative steps towards greater self-reliance in its defence and deterrent postures against China. China’ brinkmanship on the Senkaku Islands would have further convinced that a military capability independent of the United States needs to be created. China’s full control of the South China Sea could result in the economic and strategic strangulation of Japan, and Japan can be expected to forestall that eventuality.

Japan so far had been constrained by the United States in adopting assertive policies towards China. Japan in its approaches to China had to subsume its own national security interests to US strategic sensitivities on China. Post-South China Sea conflicts and extension of conflicts to East China Sea has forced Japan not only to re-examine its Peace Constitution but also building up deterrent military capabilities against China

India finally is seeing through the Chinese game of non-resolution of the India-Occupied Tibet boundary dispute and the strategic encirclement by China of India. India has also woken up to the unfolding Chinese naval challenge materialising against it in the Indian Ocean. From that perspective, India now emerges as a concerned stakeholder in South China Sea security and stability.

Both India and Japan have lately evinced a more active interest in the South China Sea conflict and have a strategic congruence on the ‘Defence of the Global Commons’. Expectedly, the military build-ups in Japan and India would provide existential counterweights against China at the two ends of the South China Sea.

This should be a source of comfort to the ASEAN countries and induce them to be no longer fence sitters in relation to China.

ASEAN Collective Unity: The Myth Shattered by China

China has stood emboldened to enhanced brinkmanship on the South China Sea conflict conscious of the fact that there was no collective unity within ASEAN to forge and present a collective united front against China’s push into the South China Sea.

ASEAN unity stood shattered by China when in the ASEAN Ministerial Meeting in Phnom Penh in June 2012, with Cambodia in the chair obstructed and succeeded in the non-issue of the ASEAN Joint Communique which would have been highly critical of China’s conflictual stances on the South China Sea.

China can be expected to pursue its strategy of dividing ASEAN countries with intensified vigour as China comes under more and more international pressures for conflict resolution on the South China Sea disputes

ASEAN collective unity against China on territorial disputes would continue as an unachievable myth because some ASEAN countries are prone to be lured away by China with massive financial inducements. Some of the non-claimant ASEAN nations have divergences on viewing China with the claimant States which further add to ASEAN disunity and greatly comfiting China.

ASEAN as the prominent regional grouping of South East Asia stands the dangers of unravelling as a regional grouping if some of its members succumb to China’s strategy of dividing ASEAN.

It should not be forgotten that ASEAN stood doubly betrayed by China for abusing the trust that ASEAN reposed in facilitating China’s inclusiveness in various dialogue forums of ASEAN and thereby hoping that China in in relation to ASEAN would emerge as a responsible partner, and secondly by imposing conflict and aggression against ASEAN nations on the South China Sea conflict.

South China Sea Disputes: Perspectives on Conflict Resolution

Conflict resolution processes are said to revolve around three main imperatives, namely: (1) De-escalation of Escalation Behaviour (2) Change in Attitudes/ Approaches to the Conflict, and (3) Transforming the Relationship of Conflicting Interests.

China with its existing rigidity and in amenability on South China Sea conflicts evident from its official declarations that its sovereign rights over the South China Sea region are “Non-Negotiable” hardly denotes it is ready for conflict resolution processes. Further when China designates the South China Se region as its “Core Interest” and that to defend this core interest, China is ready to go to war, is a very clear enunciation of China’s strategic intentions.

Another scholar projecting thoughts on the conflict resolution prospects on the South China Sea conflicts maintains that there are three reinforcing and mutually dependent factors for equitable and desirable solution which can be summarised as follows: (1) China exercises restraint on the South China Sea conflictual issues (2) ASEAN exhibits regional solidarity to strengthen its collective bargaining against China and some sort of deterrence, and (3) United States strong commitment to ensure that China’s aggressive brinkmanship is check-mated on the South China Sea conflicts.

One’s own take on these three factors is that China cannot be expected to exercise restraint on the South China Sea conflicts going by its demonstrated behaviour and its declarations on the issue. As far as ASEAN solidarity is concerned, that myth stands shattered as discussed earlier. In fact it can be expected that China would attempt to widen the cleavages within ASEAN.

The United States is not tied by any security alliance relationship with ASEAN countries in dispute with China on the South China Sea conflicts issue with the exception of the Philippines. Its only other commitment to South China Sea conflicts issue pertains to the ‘defence of the global commons’ and ‘freedom of navigation’ of the high seas and thereby maintaining its maritime dominance over the Western Pacific.. It remains to be seen how far the United States moves in securing its strategic interests breaking out of its self-imposed China-policy strait-jacket of ‘China Hedging Strategy” and “Risk Aversion”

In the South China Sea disputes, China as the dominant power in the region has employed all the tools of aggression to achieve its strategic goals of exercising full control over the Spratly Islands, Paracel Islands and the other land forms that dot the Sea. China has additionally made it known that it has full sovereignty over the surrounding maritime expanse of these disputed Islands.

China’s muscular strategy now extends beyond ASEAN confines to subtle challenges to the United States and Indian Navies and international oil prospecting countries. China’s aggressiveness has now reached further North to the East China Sea against Japan.

China perforce presents policy attitudes and formulations which are suggestive of being Revisionist Power” intent on changing the existing order in the Asia Pacific.

The crucial question that arises then is as to what optimistic prospects exist towards conflict resolution in the South China Sea disputes. China till date has not given any substantial indications for participation in any conflict resolution initiatives or even to adhere to existing to any international laws or conventions for such disputes. It rigidly maintains that it is only ready for bilateral dialogues singly with each of its opposing claimants. This by itself is a “Non-Starter” for initiation of any conflict resolution process encompassing wider regional and international implications.

Concluding Observations

South China Sea disputes and conflicts for far too long have been viewed from the narrow perspective of being a territorial dispute over the legality and sovereignty over the Paracel and Spratly Islands and associated land forms that dot the Sea between a military overbearing China and the militarily weaker ASEAN claimants in the South China Sea dispute.

ASEAN as the prominent regional grouping of South East nations has been found wanting in maintaining a solid collective front against China and deterring it from aggression against ASEAN’S littoral nations on the South China Sea. Continued ASEAN disunity contrived by China in the furtherance of its strategic aims may ultimately unravel ASEAN.

The South China Sea conflicts today stand graduated to a much higher strategic level where this region stands transformed into a chequerboard for international power-play and strategic rivalries for control of the Western Pacific between China and the United States.

The recently declaration of Russia’s strategic pivot to Asia Pacific introduces a new and stronger chess player in this region with consequent impact on the on-going conflicts.

United Sates commitment to stability and security of the South China Sea region needs to be unambiguous, credible and declaratory in form. Should the United States falter in this direction because of its ‘China Hedging Strategy” and “Risk Aversion” policy approaches against China, the United States then might as well write off its strategic embedment in the Asia Pacific.

The South China Sea conflicts seem headed towards initiating another global Cold War, this time in Asia Pacific. This new Cold War initiated by China’s aggressiveness and brinkmanship, devoid of ideological underpinnings, but dominated by an on-going strategic tussle initially for mastery of the Western Pacific, promises to be more intense and conflictual.

Dr Subhash Kapila was invited to an International Workshop on the South China Sea “The Sovereignty Over Paracel and Spratly Archipelago: Historical and Legal Aspects” at the Pham Van Dong University, Vietnam, April 27&28, 2013. The Paper above was presented at this International Workshop)

References:

1 Robert D. Kaplan, “MONSOON: THE INDIAN OCEAN AND THE FUTURE OF AMERICAN POWER”, New York, Random House, 2010

2. Joseph s. Nye Jr. “THE FUTURE OF POWER”, New York, Public Affairs, 2011

3. George Friedman, THE NEXT DECADE”, New York, Doubleday, 201

SOUTH ASIA ANALYSIS GROUP, INDIA. PAPERS by DR SUBHASH KAPILA Consultant Strategic Affairs.<www.southasiaanalysis.org>

4. IS CHINA GENERATING A SECOND COLD WAR” POLICY CHOICES FOR USA, Paper no. 210, 05 March 2001

5. CHINA GENERATES STRATEGIC POLARISATION IN ASIA PACIFIC, Paper no. 5127, 19 July 2012

6. CHINA IS ASIA REGION’S PREDOMINANT SPOILER STATE, Paper, no. 5136, 26 July 2012

7. SOUTH CHINA SEA: CHINA ESCALATES BRINKMANSHIP TO DANGEROUS LEVELS, Paper no. 5157, 09 August 2012

8. WESTERN PACIFIC NO LONGER PACIFIC, Paper no.5164, 16 August 2012

9. CHINA NOT AMENABLE TO CONFLICT RESOLUTION IN SOUTH CHINA SEA, Paper no.5282, 7 November 2012

8. SOUTH EAST ASIA: STRATEGICALLY ‘THE GREAT GAME’ IS IN FULL SWING, Paper no.5315, 28 November 20122

10.   RUSSIA’S STRATEGIC PIVOT TO ASIA PACIFIC, Paper no.5452, 08 April 2013

11. Nguyen Manh Hung, “Could Conflict in South China Sea Lead to a New Cold War”, Asia Society, October 22 2012

12, Joseph S. Nye Jr. “A New Great Power Relationship”, Op Ed, China Daily, March 4 2013

13. Kai Kog, “ASEAN’S Great Power Dilemma”, Op Ed. Asia Times, February 22 2013

14. Michael T. Clare, “The United States Heads to South China Sea”, Foreign Affairs, February 21 2013

15. Rodion Ebighausen, ‘Why China is a Bone of Contention”. September 05 2012, www, dw.de

16. “China Ready to Go to War to Safeguard National Interest”. PTI Report, February 02 2011

17. Al Jazeera Centre for Studies, April 2012 Report, 17   Dr Subhash Kapila. ‘THE GLOBAL POWER SHIFT TO ASIA: Geostrategic and Geopolitical Implications”

...♥.♥.♥...


...♥.♥.♥...

1 nhận xét:

  1. .♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
    (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
    =>ĐẢ ĐẢO TÀU CỘNG XÂM LƯỢC!

    Trả lờiXóa

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...