(RFA - 29.05.2013 - Thanh Trúc) - Hôm thứ Ba ngày 28 tháng Ba, 8 người sắc tộc Tây Nguyên bị tuyên phạt từ 7, 9 đến 11 năm tù giam vì tội cấu kết với những thành phần phản động nước ngoài trong mục đích thành lập một nhà nước riêng của người thiểu số.
63 năm tù giam
Phiên tòa sơ thẩm lưu động xét xử các thành viên nhóm đạo Hà Mòn, diễn ra tại xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, hôm thứ Ba ngày 28 tháng 5 năm 2013. Photo courtesy of gialai.vn
|
Đó là phiên xử sơ thẩm lưu động, diễn ra tại xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, hôm thứ Ba ngày 28 vừa qua.
Với phán quyết 63 năm tù giam cho tất cả 8 bị can thuộc sắc tộc thiểu số Tây Nguyên, nặng nhất là ông A Tách, bị coi là cầm đầu nhóm, lãnh 11 năm tù giam. Trong 10 bị cáo còn lại thì nhẹ nhất, ba năm tù, là bà Y Gyin, còn những người khác, A Hyum, Runh, Jơnh, Byuk, Đinh Lứ và Đinh Hrôn, mỗi người từ 7 đến 10 năm tù giam.
Bản cáo trạng đọc tại tòa hôm 28 còn cho thấy 8 bị cáo đã vi phạm Điểm B, Khoản Một, Điều 87 Bộ Luật Hình Sự, gây hằn thù, kỳ thị, chia rẻ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đây là nhóm sắc tộc theo đạo Hà Mòn, bị cáo buộc tội nhận chỉ thị từ những người phản động ở nước ngoài nhằm lôi kéo, xúi dục, kích động các dân tộc ít người đòi tự trị bằng một nhà nước riêng biệt trên khu vực Tây Nguyên.
Tên của người nước ngoài mà tòa án nhân dân Gia Lai gọi là “bọn phản động FULRO lưu vong” là ông Kok Ksor, một người Tây Nguyên định cư tại Mỹ, chủ tịch Montagnards Foundation, Sáng Hội Người Miền Núi, tại bang South Carolina, Hoa Kỳ.
Về điểm này, cố vấn kiêm phát ngôn nhân của Montagnards Foundation, ông Scott Johnson, nhận định rằng ông không tin ông Kok Ksor xách động người Thượng trong nước chống lại chính phủ Việt Nam:
Ông Kok Ksor biết rõ người miền núi không có quân đội và không có khả năng để làm những chuyện như vậy. Những gì ông ta muốn là nhân quyền cho người sắc tộc giống ông ta ở Việt Nam. -Ông Scott Johnson
“Ông Kok Ksor chỉ là người có niềm tin tôn giáo chứ không phải một người dại dột. Ông ta biết rõ người miền núi không có quân đội và không có khả năng để làm những chuyện như vậy. Những gì ông ta muốn là nhân quyền cho người sắc tộc giống ông ta ở Việt Nam.
Điều này tôi có thể đoan chắc bởi tôi biết rõ. Với những gì đã xảy ra cho người Thượng trước giờ thì bất cứ người bình thường nào cũng có phản ứng như thế.”
Thực tế, điểm cần làm sáng tỏ về Hà Mòn thì trước tiên đây là một đạo có liên hệ đến Công giáo. Ông Scott Johnson giải thích tiếp:
“Hà Mòn là một đạo giáo của những người thiểu số ở Đông Nam Á mà đa số sống tại nước Lào. Những người này được coi là đồng minh của quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, phần nào giống những người Thượng khu vực Tây Nguyên Việt Nam từng có mối liên hệ với người Mỹ lúc trước. Mối liên hệ đó đã không còn khi chiến tranh chấm dứt, họ không còn quan trọng và cần thiết trong mắt người Mỹ nữa.”
Về cáo buộc và những bản án tù nặng nề dành cho 8 người sắc tộc Tây Nguyên qua phiên xử hôm thứ Ba ở Gia Lai, ông Scott Johnson nói:
Bà Y Gyin, người bị tuyên án ba năm tù tại phiên xử sơ thẩm lưu động, diễn ra tại xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, hôm thứ Ba ngày 28 tháng 5 năm 2013. Photo courtesy of gialai.vn |
“Cơ bản nhà cầm quyền Việt Nam thường tìm cách dẹp những nhóm thờ phượng và cầu nguyện tại nhà của người Tây Nguyên. Họ muốn kiểm soát hoạt động của từng tổ chức tôn giáo và họ sử dụng chính sách gọi là ngăn chận ý đồ ly khai và chống đối để can thiệp vào mọi hoạt động thờ phượng họp nhóm của người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên.
Trong lúc trên thực tế người Tây Nguyên, kể cả những người Thượng theo đạo Hà Mòn, thì tất cả những gì họ mong muốn là quyền sở hữu đất đai bên cạnh những quyền lợi căn bản khác mà chúng tôi gọi là nhân quyền.
Những người Tây Nguyên không có ý định đòi độc lập, trong ngôn ngữ của người dân tộc Tây Nguyên thậm chí không có từ độc lập này. Chừng nào người miền núi lên tiếng về việc đất đai của họ bị tịch thu và lòng tin của họ bị cấm cản, một hình thức chống đối dù nhỏ nhoi riêng lẻ, chừng đó nhà cầm quyền Việt Nam có cớ khép họ vào tội ly khai hay phản động.
Bao năm qua, chính phủ Việt Nam sử dụng vũ lực để trấn áp các dân tộc ít người và không may những người theo đạo miền núi cũng trở thành đối tượng bị họ dòm ngó.
Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Ủy Ban Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo, gọi tắt là USCIRF, biết rõ vấn đề này. Báo cáo của USCIRF nhiều lần khẳng định chính phủ Việt Nam đàn áp những người miền núi đi đạo Công Giáo hoặc Tin Lành, liệt những người đó vào thành phần xấu trong xã hội.”
Hà Mòn là một tà đạo?
Chính phủ Việt Nam coi Hà Mòn như một tà đạo. Năm 2012, báo chí Việt Nam từng đưa tin nhiều người theo đạo Hà Mòn bị bắt giữ. Theo tở VNEpress, đã có 62 người theo đạo Hà Mòn bị bắt giam để khởi tố về tội có dính líu đến FULRO.
Hà Mòn là một đạo giáo của những người thiểu số ở Đông Nam Á mà đa số sống tại nước Lào. -Ông Scott Johnson
FULRO là chữ tắt theo tiếng Pháp của Front Uni De Lutte Des Races Opprimées, Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Các Dân Tộc Bị Áp Bức, qui tụ người Thượng ở Cao Nguyên Trung Phần, ra đời những năm cuối 1960.
Ông Nguyễn Văn Toàn, cựu sĩ quan cảnh sát ở Ban Mê Thuột trước 1975, am hiểu về tình hình người Thượng và từng tiếp cận nhiều với FULRO, cho biết:
“Chúng tôi đã phục vụ trong Nghành Cảnh Sát Quốc Gia từ năm 1960, đã từng biết rất rõ về nguyên nhân và sự hình thành của phong trào FULRO nói riêng là phát xuất từ tỉnh Dalak rồi lan đến năm tỉnh của Cao Nguyên Trung Phần.
Chúng tôi không nghĩ là FULRO có ý muốn hình thành một chính phủ để thay thế cho sự chỉ đạo của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, mà FULRO chỉ là một phong trào muốn được tự trị chứ không muốn lập một chính phủ để chống đối hẳn hòi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Theo nhận định của chúng tôi vào lúc đó thì họ muốn bảo vệ những mảnh đất du canh của họ ở trên Cao Nguyên Trung Phần mà thôi.”
Theo tin tức cua VOV tức Đài Tiếng Nói Việt Nam, FULRO bao gồm ba tổ chức là Mặt Trận Giải Phóng Champa, Mặt Trận Giải Phóng Kampuchia Krom, Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên, đã chiến đấu trong các chế độ khác nhau ở Việt nam với mục đích thành lập một nhà nước độc lập cho các sắc dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Tưởng cần nhắc khi chiến tranh chấm dứt, tổ chức FULRO, được coi là thân với Mỹ, không còn cơ hội hoạt động và chính thức giải tán năm 1992.
Từ năm 2001 cho đến 2004, sau những cuộc biểu tình đòi đất và đòi quyền lợi, nhất là quyền tự do tôn giáo, trên hai nghìn người Thượng Tây Nguyên bỏ chạy sang Kampuchia để tránh bị đàn áp. Năm 2006, một số lớn những người Thượng bỏ chạy này được Hoa Kỳ nhận cho qua định cư tại North Carolina, nơi Washington tin là rất thích hợp với những người miền núi đó.
...♥.♥.♥...
...♥.♥.♥...
.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
Trả lờiXóa(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
=>ĐẢ ĐẢO TÀU CỘNG XÂM LƯỢC!
bai viet rat hay,đung quá,vì thây đông bào mât đât rât nhiêu,đât cua cha ông để lai,.tât cả nhửng người nghĩ đên đồng bao đang đau khổ là luôn trăn trở, quê tôi mổi khi có lá đơn kiên tụng đất đai hay vấn đề gì là ho luôn nghỉ đó là thế lực nào xui giục,họ luôn hỏi người viêt là ai?? họ không nghỉ là cinh họ đả vi phạm quá nhiểu vao quyền con người.
Trả lờiXóa