...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Lặng lẽ hành động: Trung Quốc hoàn thành bố trí quân sự tại Biển Đông


Bài trên trang China.com cho rằng trong vấn đề Biển Đông, tuy bề ngoài Trung Quốc chưa có hành động, nhưng thực chất nước này đang âm thầm lặng lẽ bố trí lực lượng quân sự để tăng cường răn đe và kiểm soát tình hình khi có xung đột.


Gần đây, tại Biển Đông tuy bề mặt biểu hiện yên tĩnh, nhưng thực chất ngấm ngầm dậy sóng. Mỹ tiếp tục viện trợ không hoàn lại tầu tuần tra cho PLP, Nga cũng đang giúp đỡ VN trang bị tầu ngầm hạt nhân và tầu chiến mang tên lửa. Theo đó, Malaysia cũng bắt đầu khởi động mua máy bay chiến đấu của Pháp. Cùng với động thái trên, theo tiết lộ của chuyên gia quân sự Mỹ, hiện nay hải quân TQ đã cơ bản hoàn thành bố trí lực lượng tại Biển Đông.

Theo mạng “Chiến lược Hoàn cầu” của Mỹ, từ đầu năm 2012 đến nay, 2 chiếc tầu chiến “Tỉnh phượng sơn” kiểu 071 của QGPND TQ đã xuất hiện tại Biển Đông nhiều lần. Trước đó, TQ cũng đã bố trí nhiều tầu loại này ở Biển Đông từ năm 2011. Hành động này thể hiện TQ có ý thu hồi một số đảo không người cư trú tại Biển Đông mà VN và PLP đã tuyên bố chủ quyền.

Theo ĐTH vệ tinh “Phượng Hoàng” Hông Kông ngày 18/1, đối mặt với vấn đề Biển Đông, tuy TQ tỏ ra hạ giọng, nhưng bố trí lực lượng quân sự thì ngược lại. Lực lượng Pháo binh II (Bộ đội Tên lửa), tầu ngầm hạt nhân, lực lượng hải quân, máy bay ném bom của QGPND TQ đểu trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tổ chức tiến hành diễn tập binh chủng khoa học kỹ thuật cao tại Biển Đông.

Cựu Phó Tổng tham mưu QGPND/TQ, Tướng Trương Lê bày tỏ, để bảo vệ lợi ích quốc gia, TQ cần phải thúc đẩy đồng thời 3 mặt sau: (1) Gia tăng số lượng lực lượng hải quân và các cơ cấu hỗ trợ khác, như tầu chiến cỡ lớn, máy bay tuần tra biển.

(2) TQ cần phải bố trí hệ thống quan trắc quan sát tại Biển Đông.

(3) TQ cần phải gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như cầu cảng, sân bay…, đặc biệt là đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn). Theo Tướng Trương Lê, đảo Mỹ Tế đặc biệt thích hợp với việc xây dựng cầu cảng và sân bay, có thể bố trí máy bay chiến đấu J10 và J11. Sau khi xây dựng hoàn thành cầu cảng và sân bay, TQ có thể lợi dụng đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn) khống chế toàn bộ các quần đảo vùng biển phía Nam TQ.

Việc xây dựng căn cứ quân sự quy mô lớn tại đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn), còn trợ giúp hải quân và không quân TQ giám sát chặt chẽ tuyến hàng hải từ Biển Đông xuyên eo biển Malacca. Ngoài ra, căn cứ quân sự tại đảo Mỹ Tế Tiêu (Vành Khăn) cũng có thể trợ giúp quân đội TQ nhanh chóng triển khai tấn công lực lượng hải quân PLP nếu Mỹ ra tay cứu viện, hoặc dễ dàng cắt đứt tuyến vận tải thương mại trên biển của PLP.

Theo tạp chí “Phòng vệ Toàn cầu” của ĐL kỳ 2/2012, QGPND/TQ tiến hành xây dựng căn cứ quân sự ngầm dưới lòng đất tại vịnh Tam Á từ hơn 10 năm nay, bao gồm kho cất giấu tầu ngầm hạt nhân. Vì vấn đề bảo mật, thi công công trình này do một đơn vị của Lực lượng Pháo binh II đảm nhiệm và công trình này đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2010.

Độ sâu vùng biển vịnh Tam Á từ 50 - 60m, tầu ngầm ra vào rất thuận lợi. Ngoài kho ngầm vịnh Tam Á, vệ tinh tình báo Mỹ còn phát hiện 2 kho ngầm dưới biển sử dụng cất dấu 2 tầu ngầm hạt nhân chiến lược “093”. Về vật liệu xây dựng căn cứ ngầm này, TQ sử dụng loại xi măng đặc biệt chống công phá rất mạnh, kể cả công phá của tên lửa hạt nhân.

Về tầm quan trọng của vịnh Tam Á đối với chiến lược Biển Đông của TQ, ngoài tầu ngầm hạt nhân, số lượng lớn tầu ngầm thông thường, nhất là tầu ngầm tĩnh thanh cũng được bố trí tại đây. Lực lượng hải quân, không quân, lính thủy đánh bộ cũng đồn trú tại Tam Á với số lượng rất lớn, máy bay chiến đấu bố trí tại căn cứ cứ quân sự Tam Á cũng ngày càng tăng, bao gồm J7 và J10.

Theo được biết, bố trí lực lượng quân sự tại Biển Đông, ngoài tầu ngầm hạt nhân ra, QGPND/TQ còn bố trí tầu khu trục và Chi đội 9 tầu hộ vệ. Đây đều là trang bị tiên tiến nhất của quân đội TQ, đến nay bố trí trang bị tại Hạm đội Nam Hải vượt xa so với Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải cả về quy mô và chất lượng. Chi đội tầu ngầm Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải hình thành thế hỗ trợ lẫn nhau Nam Bắc, tạo điều kiện thuận lợi cho tầu ngầm hạt nhân của TQ tiến ra đại dương.

Ngoài ra, theo tiết lộ của tình báo Mỹ, Lực lượng Pháo binh II của TQ còn xây dựng căn cứ quân sự dưới lòng đất ở khu vực đồi núi và trung du, như hầm cất giữ tên lửa và căn cứ phóng tên lửa ngầm tại núi Phục Ngưu.

Cùng với căn cứ quân sự ngầm tại vịnh Tam Á, hình thành thể thống nhất có thể phòng ngự, tấn công đạt hiệu quả cao.

Hoàng Trung, cộng tác viên tại Hồng Kông


***

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...