Trong thời gian qua, tuy gặp không ít khó khăn vì giá nhiên liệu, đá lạnh, ngư lưới cụ liên tục tăng cao, bên cạnh đó tình hình trên biển thường xuyên xảy ra các vụ bị tàu Trung Quốc vô cớ bắt bớ, đập phá tịch thu tài sản… làm thiệt hại không nhỏ về tài sản cũng như tính mạng đối với ngư dân, khó khăn là vậy nhưng bà con ngư dân Lý Sơn vẫn kiên trì nỗ lực vươn khơi bám biển, vừa làm kinh tế, vừa khẳng định chủ quyền an ninh biên giới biển đảo.
Vừa cho con tàu cá của mình cập đảo trong chuyến vươn khơi dài ngày tại ngư trường biển Hoàng Sa, ngư dân Bùi Văn Bốn - 45 tuổi; thuyền trưởng tàu cá QNg 96147 TS ( 250 CV), ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn - người được xem là tiên phong trong việc tham gia khai thác hải sản tại ngư trường quần đảo Hoàng Sa trong những năm gần đây - cho biết, thông tin 2 tàu cá với 21 ngư dân đi trên tàu của ngư dân Trần Hiền và Lê Vinh ở thôn Tây, xã An Vĩnh bị Trung Quốc bắt giữ khi đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa được gia đình liên lạc với ông thông qua hệ thống ICom. Khi nhận được hung tin thì tàu của ông cũng đang hành nghề trong vùng biển này, người thân của một số bạn chài đi trên tàu hoang mang khuyên ông nên cho tàu chạy về đảo để tránh tai ương rủi ro nhưng ông nghĩ biển của mình, đảo của mình, cớ sao mình phải sợ và ông quyết cho tàu tiếp tục bám biển theo kế hoạch đã định.
Theo thuyền trưởng Bùi Văn Bốn, đây là thời điểm khó khăn nhất đối với bà con ngư dân vì giá nhiên liệu, đá lạnh, ngư cụ đều tăng cao, bên cạnh đó tàu nước ngoài thường xuyên quấy nhiễu, tuy nhiên ông và các bạn chài đi trên tàu vẫn quyết tâm cho tàu vươn khơi bám biển Hoàng Sa trong phiên biển tới.
Tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Lý Sơn chuẩn bị vươn khơi. Ảnh: V.M |
Còn ngư dân Mai Phụng Lưu - chủ tàu cá QNg 38818 TS, ở thôn Tây, xã An Hải - từ sau Tết Nguyên đán đến nay ông luôn bận rộn cho việc sửa chữa lại con tàu cá nhỏ của mình, hơn 2 tháng xa biển trong người ông như lửa đốt, vì xa vùng biển thân yêu. Ngư dân Mai Phụng Lưu cho biết, hơn 20 năm gắn bó với biển Hoàng Sa, 4 lần bị bắt giữ trái phép, tịch thu tài sản, nhưng với ông và hàng trăm ngư dân Lý Sơn, biển Hoàng Sa đã trở thành nơi đi về hằng ngày, từng con lạch, từng rạn san hô, bãi đá ngầm đã ngấm sâu vào thịt, bởi Hoàng Sa là gốc cội, là máu thịt của tổ quốc, của tổ tiên ông bà nên những ngư phủ như ông và thế hệ con cháu cho dù sau này khó khăn đến mấy vẫn quyết bám biển Hoàng Sa.
Hàng trăm năm nay, ngư dân Lý Sơn luôn coi biển Hoàng Sa là mảnh vườn của tổ tiên ông bà mình, với họ việc canh tác trên mảnh vườn này là trách nhiệm, sự hiện diện của họ sẽ góp phần khẳng định chủ quyền của ta trên biển Đông.
Trao đổi với chúng tôi. Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn - cho biết: "Trước tình hình tàu cá của ngư dân Lý Sơn thời gian gần đây bị bắt giữ trái phép, tịch thu tài sản làm thiệt hại không nhỏ đến tài sản cũng như tính mạng, chính quyền huyện Lý Sơn đã tập trung chỉ đạo cho các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho bà con ngư dân hiểu rõ về Luật Biển quốc tế, những vùng biển tranh chấp, không vi phạm lãnh hải của nước bạn khi tham gia khai thác hải sản, thực hiện việc quản lý, khai thác, bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, đồng thời vận động ngư dân có sự hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư đóng mới phương tiện tàu cá có công suất lớn, trang bị đầy đủ ngư cụ hiện đại để vươn khơi tránh rủi ro đáng tiếc trên biển có thể xảy ra".
Trong những năm qua, vai trò của bà con ngư dân đối với chủ quyền biển đảo là vô cùng quan trọng, bởi họ là những người đang ngày ngày trực tiếp tham gia các hoạt động trên biển, do đó cần có những chính sách hợp lý, nhằm kịp thời hỗ trợ, động viên để họ yên tâm vươn khơi bám biển. Góp phần khẳng định chủ quyền an ninh biên giới biển đảo của ta trên biển Đông.
***
NQSH |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.