...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Việc đưa Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế

Việt Nam muốn đòi lại Hoàng Sa, 
nhưng Trung Quốc không chịu đàm phán
Những sự kiện gần đây nói rõ lên sự nhức nhối của vấn đề Hoàng Sa đối với Việt Nam.

Ngày 30/3/2012, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối chính quyền tỉnh Hải Nam tổ chức cuộc đua thuyền buồm “Cúp Ty Nam” xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 21/3/2012 Việt Nam đòi Trung Quốc thả vô điều kiện 21 ngư dân Việt Nam mà Trung Quốc đã bắt tại khu vực Hoàng Sa.

Ngày 15/3/2012 Việt Nam phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa, bao gồm đấu thầu các lô dầu khí, thao dượt bắn đạn thật, và các hoạt động du lịch, văn hóa và thể thao.

Nan giải

Tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa-Biển Đông vốn đã là nan giải cho Việt Nam, nhưng trong các tranh chấp đó, tranh chấp Hoàng Sa là nan giải nhất. Thứ nhất, Trung Quốc đang chiếm đóng hoàn toàn Hoàng Sa. Thứ nhì, Trung Quốc không chịu công nhận rằng tồn tại tranh chấp chủ quyền trên quần đảo này. Thứ ba, trong tranh chấp với Trung Quốc về Hoàng Sa, Việt Nam hoàn toàn đơn độc.

Tranh chấp Hoàng Sa, không những đã là nan giải nhất, lại còn giữ chìa khóa cho một số tranh chấp khác ở Biển Đông.

Ở phía Bắc Biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán phân định khu vực ngoài của vịnh Bắc Bộ. Cùng lắm hai bên chỉ có thể phân định một phần khu vực này, trước khi đường phân định tiến đến gần quần đảo Hoàng Sa, khi quan điểm đối kháng của hai bên về quần đảo này sẽ làm cho không thể tiếp túc việc phân định biển. Như vậy, tranh chấp Hoàng Sa sẽ làm bế tắc việc phân chia biển từ phía Bắc Biển Đông.

Ở phía Nam Biển Đông, một trong những giải pháp có hứa hẹn cho việc quản lý tranh chấp là xác định phạm vi vùng biển thuộc tranh chấp Trường Sa. Bên ngoài vùng tranh chấp đó sẽ dứt khoát thuộc về Việt Nam hoặc Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines. Bên trong vùng tranh chấp thì các nước trong tranh chấp sẽ phải tìm một giải pháp tạm thời nào đó để quản lý tranh chấp cho đến khi tranh chấp Trường Sa được giải quyết hoàn toàn.

Bất kể mỗi người chúng ta có quan điểm thế nào về giải pháp khai thác chung vùng tranh chấp Trường Sa đi nữa, điều không thể chối cãi được là nếu Trung Quốc được khai thác chung vùng Trường Sa trong khi không chấp nhận cho Việt Nam khai thác chung vùng Hoàng Sa thì điều đó sẽ là vô cùng cay đắng cho Việt Nam.

Gạt khỏi đàm phán?

Với thế mạnh của Trung Quốc, khả năng là trong tương lai họ sẽ đòi hỏi gạt Hoàng Sa ra khỏi đàm phán với ASEAN bằng cách đề cập đến Trường Sa một cách cụ thể nhưng không đề cập đến Hoàng Sa. Và khả năng là các nước ASEAN kia sẽ không ủng hộ Việt Nam trong việc chống lại đòi hỏi đó, có nghĩa Việt Nam sẽ ngày càng cô độc trên bàn đàm phán trong vấn đề Hoàng Sa.

Việt Nam cần những biện pháp khác hơn
là chỉ phản đối 'chay'?
 
Tranh chấp Hoàng Sa cũng không phải là mối quan tâm của các nước ngoài khu vực. Họ có thể lên tiếng về tranh chấp biển hay tranh chấp Trường Sa, nhưng hầu như không lên tiếng về Hoàng Sa.
Không ít bản đồ trên thế giới ghi Hoàng Sa là của Trung Quốc. National Geographic Society đã từng làm điều đó, nhưng sửa lại sau khi Việt Nam phản đối. Google Maps hiện nay cũng đang ghi Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Giới học giả quốc tế biết rõ là Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, nhưng họ đề cập đến hay phân tích tranh chấp Hoàng Sa ít hơn so với tranh chấp Trường Sa hay tranh chấp biển.

Trong bối cảnh đó thì trả lời của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho Quốc hội, “Việt Nam chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình”, rất khó thực hiện. Một bên thì chủ trương đàm phán giải quyết, bên kia thì cho rằng không có gì để giải quyết, đàm phán: nếu như thế mãi thì không thể đi đến đâu. Không những thế, dù có đàm phán thì đàm phán cũng khó có thể làm cho Trung Quốc trả Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Trọng tài

Nơi duy nhất có thể làm cho Trung Quốc trả Hoàng Sa lại cho Việt Nam là trước một trọng tài. Nhưng Trung Quốc không chấp nhận đưa tranh chấp cho trọng tài phân xử. Trong Thỏa thuận về những Nguyên tắc Cơ bản Chỉ đạo Giải quyết Vấn đề trên Biển với Trung Quốc, Việt Nam cũng đồng ý “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị”, tức là không đưa tranh chấp Hoàng Sa cho trọng tài. Như vậy thì không thể nào đòi lại được Hoàng Sa. Cách cần thiết để đòi lại Hoàng Sa là chọn thời điểm thích hợp và thách Trung Quốc đưa tranh chấp chủ quyền ra trước một trọng tài.
Trong bối cảnh đó thì trả lời của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho Quốc hội, “Việt Nam chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình”, rất khó thực hiện.
Theo một số nguồn tin, khi Việt Nam và Trung Quốc tranh cãi về số phận của các ngư dân Việt Nam, phía Việt Nam đã khẳng định rằng Hoàng Sa là của Việt Nam và nếu Trung Quốc có quan điểm khác thì hai bên có thể đưa vấn đề ra tòa án quốc tế, và phía Trung Quốc đã im lặng không trả lời. Việt Nam cần phải chọn thời điểm thích hợp và thách Trung Quốc thường xuyên hơn, công khai hơn.

Cho đến ngày xa vời khi Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa ra trước một trọng tài, Việt Nam cần tìm các phương án để quản lý tranh chấp, không để cho Trung Quốc hoàn toàn thao túng và mình thì chỉ phản đối chay.

Một trong những phương án cần xem xét là đưa việc Trung Quốc bắt ngư dân và các hoạt động dầu khí của Trung Quốc trong khu vực Hoàng Sa ra cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS theo quy trình sau:

Việt Nam sẽ viện thủ tục bắt buộc trong các Điều 286-296 của UNCLOS để đưa ra cho một trong những trọng tài mà UNCLOS quy định vấn đề: Yêu cầu trọng tài xác định phạm vi vùng biển bị tranh chấp vì tranh chấp Hoàng Sa tồn tại, với mục đích trả lời câu hỏi “Các hoạt động của Trung Quốc làm có nằm trong vùng biển bị tranh chấp hay không?”

Trung Quốc sẽ viện Điều 298 và khước từ với lý do họ đã bảo lưu quyền không chấp nhận dùng thủ tục bắt buộc để giải quyết các vấn đề ranh giới biển.

Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi với lập luận rằng, theo Điều 298, để bảo lưu quyền không chấp nhận dùng thủ tục bắt buộc để giải quyết các vấn đề ranh giới biển, Trung Quốc phải chấp nhận thủ tục hòa giải của UNCLOS.

Để tránh thủ tục hòa giải, Trung Quốc phải viện lý do Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền nên họ không bắt buộc phải chấp nhận thủ tục hòa giải của UNCLOS.
Cho đến ngày xa vời khi Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa ra trước một trọng tài, Việt Nam cần tìm các phương án để quản lý tranh chấp, không để cho Trung Quốc hoàn toàn thao túng và mình thì chỉ phản đối chay."
Trước hết, việc Trung Quốc công nhận Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền sẽ là một điều có lợi cho Việt Nam hơn là họ khăng khăng rằng không tồn tại tranh chấp chủ quyền trên quần đảo này.

Thứ nhì, Việt Nam có thể bác bỏ lập luận của Trung Quốc với lý do: để giải quyết vấn đề “xác định phạm vi vùng biển bị tranh chấp vì tranh chấp Hoàng Sa tồn tại” đưa ra trước trọng tài, không cần phải giải quyết tranh chấp đảo, cho nên Trung Quốc bắt buộc phải chấp nhận thủ tục hòa giải của UNCLOS.

Nếu thủ tục hòa giải của UNCLOS dẫn đến kết luận rằng các hoạt động của Trung Quốc, bao gồm cả xâm phạm bắt ngư dân Việt Nam, xảy ra trong vùng biển đang bị tranh chấp (chứ không phải là của Trung Quốc) thì quan điểm của Việt Nam rằng Trung Quốc không có quyền xâm phạm ngư dân Việt Nam, không có quyền khai thác dầu khí, sẽ được bênh vưc.

Giả sử như trọng tài của UNCLOS có khước từ giải quyết vấn đề Việt Nam đưa ra với lý do Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền đi nữa, thì mệnh đề “Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền” của trọng tài cũng sẽ bác bỏ quan điểm của Trung Quốc rằng không tồn tại tranh chấp Hoàng Sa.

Cả hai điều trên đều có thể làm cho Trung Quốc bớt ngang ngược về khu vực và quần đảo Hoàng Sa. Điều đó sẽ góp phần bảo vệ ngư dân và cho việc tìm biện pháp quản lý tranh chấp. Nó cũng góp phần khuyến khích các công ty dầu khí quốc tế không hợp tác với Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp, và khuyến khích các nhà xuất bản bản đồ không ghi Hoàng Sa là của Trung Quốc.

Với tình hình Hoàng Sa bất lợi cho Việt Nam như hiện nay và trong tương lai, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam nói riêng và trí thức Việt Nam nói chung cần phải nghiên cứu và phân tích các phương cách khác nhau để đưa vấn đề Hoàng Sa ra trước một trọng tài quốc tế.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu về Biển Đông hiện sống tại Oxford, Anh Quốc.

Gửi cho BBC từ Oxford, Anh quốc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...