...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Tranh chấp biển châu Á, Kẻ thắng sẽ chẳng thu được gì - In Disputes Over Asian Seas, Winner May Take Zilch





Tranh chấp biển châu Á, Kẻ thắng sẽ chẳng thu được gì

(Nghiên Cứu Biển Đông) - Chủ nghĩa dân tộc, những hy vọng về kho báu dầu khí dưới biển – những con số được Trung Quốc thổi phồng quá  mức – đang là những trở ngại cho tiến trình giải quyết những tranh chấp lãnh thổ tại châu Á, thậm chí nó có là tác nhân phá hỏng Thế kỷ châu Á.


Vùng nước dữ: Máy bay tuần tra P3C của Nhật Bản bay qua
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (ảnh trên),
Trung Quốc triển khai dàn khoan dầu nước sau tại Biển Đông.

Ba vị quan chức cấp cao của Mỹ đã đến viếng thăm hai quốc gia đồng minh Đông Á là Hàn Quốc và Nhật Bản với nỗ lực giảm căng thẳng của những yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Theo Robert A. Manning, chuyên viên cao cấp Trung tâm An ninh Quốc tế Brent Scowcroft, Hội đồng Đại Tây Dương, thì giọng điệu chủ nghĩa dân tộc, những lời đe dọa sử dụng vũ khí hiện đại như máy bay không người lái có khả năng sẽ làm chệch hướng những nỗ lực của châu Á trong việc hướng đến sự thịnh vượng, vai trò lãnh đạo toàn cầu, và đe dọa đến giấc mơ về một Thế kỷ châu Á. Nguồn tài nguyên năng lượng tiềm tàng dưới biển, có lẽ đã bị phóng đại quá mức, cũng như kỹ thuật hiện đại cho phép khoan sâu và rộng hơn trên biển đã khoét sâu thêm tình trạng thù địch. Nguồn dự trữ năng lượng trong dài hạn có thể không đáng kể với những nguồn lợi tiềm tàng đến từ sự ổn định khu vực hoặc việc đầu tư chung để tìm ra các công nghệ thay thế. Tranh cãi và rủi ro về an ninh đang ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các nền kinh tế nhỏ mới nổi. Trung Quốc có lẽ đang từ bỏ phương châm “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Đặng Tiểu Bình. Manning cho rằng sự tổn thương về ký ức lịch sử và niềm tự hào dân tộc là những thách thức đang chờ đợi các nền kinh tế lớn của châu Á. – YaleGlobal.

Tranh chấp biển châu Á: Kẻ thắng sẽ chẳng thu được gì

Tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông và Biển Đông có thể làm chệch hướng Thế kỷ châu Á.
Cũng giống như cách mà vụ ám sát hoàng tử Áo Ferdinand châm ngòi cho cuộc chiến tranh Thế giới I, những căng thẳng gia tăng trong tranh chấp lãnh thổ tại Biển Hoa Đông và Biển Đông đang làm chệch hướng Thế kỷ châu Á. Dù kết quả có như thế nào, người ta chỉ nhìn thấy chủ nghĩa dân tộc thù địch, vết sẹo ký ức quốc gia và sự trỗi dậy của một Trung Quốc ngày càng quyết đoán đằng sau những xung đột lợi ích.

Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là vì dầu mỏ: bởi theo quan niệm của họ, bên dưới những vùng biển tranh chấp này là một kho báu dầu mỏ và khí đốt có thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho các nền kinh tế năng động ở châu Á.

Thật không may là chẳng có cơ sở nào để khẳng định chắc chắn việc này. Sự thực  thì kẻ thắng cuộc trong tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông có lẽ sẽ không thu đủ được nguồn năng lượng cần thiết để tạo nên lợi thế khác biệt đáng kể với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của các bên yêu sách khác. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của Trung Quốc. Và trong bất kỳ trường hợp nào, để khai thác nguồn tài nguyên hiện hữu, cần phải có sự ổn định và vững chắc về pháp lý và chính trị.

Những căng thẳng về vấn đề lãnh thổ đã bùng phát từ nhiều năm trở lại đây. Đã có hơn hai chục cuộc đụng độ quân sự tại Biển Đông từ năm 1974 khi Trung Quốc đánh chiếm quần đào Hoàng Sa của Việt Nam, cuộc xâm lược này đã làm chết 18 binh lính Việt Nam. Hầu hết các hành động này đều diễn ra trong những năm 1990, và vấn đề tương đối ổn định trong thời gian gần đây. Mặc dù Trung Quốc đã ký kết và phê chuẩn Công ước về Luật biển (UNCLOS), nhưng sự quyết đoán gần đây của quốc gia này lại dựa trên những yêu sách mâu thuẫn với chính những gì nước này ký kết – “Đường 9 đoạn”, đường yêu sách bao phủ hơn 80% diễn tích Biển Đông, trái với quy định của Công ước về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Một yếu tố mới có khả năng tăng cường lợi ích trên biển là sự phát triển không ngừng về nghệ khoan nước sâu. Từ trước những năm 1990, có rất ít công nghệ khoan xa bờ hay các mỏ sâu hơn 204 m. Trong hai thập kỷ trở lại đây, số lượng dầu gia tăng trên toàn cầu đều xuất phát từ khu vực được gọi là “siêu nước sâu” – với độ sâu 1500 m hoặc hơn. Trước đây, công nghệ này chủ yếu thuộc về các công ty đa quốc gia của phương Tây. Nhưng vào tháng 5/2012, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã tuyên bố đã phát triển dàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD có khả năng hút dầu từ độ sâu 12.000 m.

Một yếu tố mới có khả năng tăng cường lợi ích trên biển là sự phát triển không ngừng về công nghệ khoan nước sâu

Đến nay, vẫn chưa có một cuộc khảo sát mang tính chính thống nào về tiềm năng dầu khí tại Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông. Những con số về trữ lượng dầu khí của Trung Quốc trên cả hai khu vực này thường được phóng đại so với với các con số của các công ty năng lượng đa quốc gia hay của các nhà phân tích khác. Trung Quốc ước tính trữ lượng dầu khí tại Biển Hoa Đông vào khoảng 160 tỷ thùng dầu, gần gấp đôi so với con số của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Về nguồn năng lượng tại Biển Đông, hầu như các chuyên gia đều cho rằng khu vực này chiếm 70% khí đốt – Trung Quốc đã phóng đại về trữ lượng dầu khí tại đây. CNOOC ước tính có khoảng 213 tỷ thùng dầu – tương đương với trữ lượng đã được phát hiện tại Ảrập Saudi. Con số này gấp gần 12 lần so với ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), và gấp gần 100 lần so với con số ước tính của công ty tư vấn năng lượng Wood-Mackenzie, công ty này ước tính chỉ có 2,5 tỷ thùng dầu đã được phát hiện tại các đảo, bãi cạn trong khu vực tranh chấp Biển Đông!

Ngoại trừ khả năngTrung Quốc và một số công ty của Trung Quốc đã tham gia liên doanh khai thác với các công ty nước ngoài, thì các quốc gia Đông Á nếu muốn khai thác các nguồn dầu khí tại các hòn đảo nhỏ và san hô có yêu sách sẽ cần phải liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, một số bên tranh chấp trong ASEAN đã ký hợp đồng khai thác dầu khi với công ty nước ngoài. Tuy nhiên, do những rủi ro chính trị và sự bất ổn về pháp lý trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ nên rất khó có thể có những dự án đầu tư quy mô lớn.

Về nguồn năng lượng tại Biển Đông, hầu như các chuyên gia đều cho rằng khu vực này chiếm 70% khí ga – Trung Quốc đã phóng đại về trữ lượng dầu khí tại đây

Có lẽ đây chính là logic ẩn đằng sau chính sách “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà Trung Quốc đã theo đuổi cho đến gần đây, đúng theo phương châm của Đặng Tiểu Bình . Với tiến trình hoạch định chính sách thiếu minh bạch của Trung Quốc, thì thật thú vị khi theo dõi sự kết hợp của tham vọng về hải quân, chính sách trọng thương (hám lợi) đối với các nguồn tài nguyên, những hy vọng được thổi phồng về nguồn năng lượng và năng lực của công nghệ mới về khai thác dầu khí có thể khiến cho Trung Quốc từ bỏ chính sách của Đặng hay không.

Thật mỉa mai là Đặng vẫn có lý. Thật khó để tìm ra được cách giải quyết cho tranh chấp: làm thế nào để các quốc gia thỏa hiệp với nhau về danh dự quốc gia và ký ức lịch sử? Và cũng rất khó để hình dung cách tạo ra tính pháp lý và sự ổn định chính trị nhằm giảm rủi ro khiến các công ty năng lượng quốc tế cam kết những khoản đầu tư hàng tỷ USD. Hầu hết các hợp đồng khai thác đều được thực hiện bởi các công ty nhỏ với mục đích thâm nhập tạo nền tảng ban đầu. Vì vậy, việc phát triển chung “không gây phương hại” đến các yêu sách có vẻ rất có ý nghĩa.

Đã có nhiều tiền lệ về khai thác chung các nguồn tài nguyên, chẳng hạn như hiệp định giữa các bên yêu sách tại Bắc Cực. Tại Đông Á, Thái Lan và Malaysia đã đạt được thỏa thuận cùng khai thác dầu khí, và cũng có hiệp định tương tự giữa Úc và Đông Timor.

Đó chưa phải là tất cả, giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã đạt được thỏa thuận khai thác chung vào năm 2008 nhằm khai thác dầu khí tại khu vực xung quanh quần đảo tranh chấp không có người ở là Điếu Ngư/Senkaku. Bắc Kinh và Tokyo đã đồng ý khai thác chung 4 mỏ khí tại Biển Hoa Đông và ngừng khai thác tại các vùng tranh chấp trong khu vực này. Hai bên đã chấp thuận tiến hành thăm dò chung, với mức đầu tư bằng nhau tại khu vực phía bắc mỏ khí Chunxiao/Shirakaba và phía nam mỏ khí Longjing/Asunaro. Tuy nhiên, do Trung Quốc đã tiến hành đơn phương khai thác mỏ khí Tianwaitian/Kashi, khiến Nhật Bản phản đối vào tháng 1/2009. Tranh cãi này cùng với vụ va chạm giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh việc Tuần duyên Nhật Bản bắt giữ viên thuyền trưởng Trung Quốc vào năm 2010 đã khiến cho thỏa thuận này bị ngưng trệ. 

Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận khai thác chung vào năm 2008 nhằm khai thác dầu khí tại khu vực xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Dư luận Đông Á đang xôn xao đồn đoán về việc các chính phủ mới lên nắm quyền tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tranh chấp lãnh thổ. Việc gia tăng hết sức nhanh chóng về giao thông, tuần tra hàng hải của tàu hải giám tại các vùng tranh chấp và tuần tra trên không cho thấy năm 2013 sẽ có ít nhất một vài va chạm hải quân. Trong một tín hiệu tích cực, Thủ tướng Nhật Bản Shintaro Abe, một chính khách mang đậm tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, đã nhanh chóng cử một nhà ngoại giao cao cấp tới Seoul, quốc gia mà Nhật Bản đang có những tranh cãi về tranh chấp lãnh thổ, để trấn an chính quyền mới tại Seuol của bà Park Geun-hye và hàn gắn những bất hòa.

Mối quan hệ Trung – Nhật đặc biệt căng thẳng với việc Trung Quốc hàng ngày cử tàu thuộc cơ quan hàng hải tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư và Nhật Bản đe dọa sẽ cử Không Quân nổ sung cảnh báo.
Trong thời gian nhiệm kỳ Thủ tướng vào năm 2006, ông Abe đã có nỗ lực đặc biệt để xua đi những mối quan ngại của Trung Quốc. Với việc ông Abe ưu tiên phục hồi nền kinh tế đang chao đảo và kỳ bầu cử Thượng viện vào tháng 7 tới đây, nhiều người kỳ vọng ông Abe sẽ cố gắng hạn chế tối đa xung đột – ít nhất là trong ngắn hạn. Nhưng đối mặt với sự phẫn nộ của công chúng đối với hành động khiêu khích của Trung Quốc, ông Abe và nội các theo chủ nghĩa dân tộc có thể sẽ khuấy tung mọi thứ lên.

Mỹ đã kêu gọi hai bên giảm căng thẳng và đã cử một nhóm gồm các quan chức ngoại giao và an ninh tới để tham vấn với các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cuối cùng, một mớ bòng bong về những yêu sách chủ quyền chồng lấn tại châu Á dường như sẽ chẳng đem lại nguồn lợi về năng lượng cho bất kỳ quốc gia nào. Đó là trường hợp “kẻ thắng chẳng thu được gì”. Trừ khi khu vực này có thể tìm ra phương cách giải quyết hay ít nhất là kiểm soát được tình cảm chủ nghĩa dân tộc đang là động lực chính thúc đẩy các tranh chấp đối với những bãi cạn và hòn đảo nhỏ không người ở, nếu không Thế kỷ châu Á sẽ thực sự chấm dứt.

Robert A. Manning từng là cố vấn cao cấp (2001-2004) và là thành viên Ban Hoạch định Chính sách, Bộ Ngoại giao Mỹ (2004-2008). Ông hiện là chuyên gia cao cấp tại Trung tâm An ninh Quốc tế Brent Scowcroft , Hội đồng Đại Tây Dương. Bài viết được đăng trên Yale Global Online.

Trần Quang (dịch)

...♥.♥.♥...

Three senior US officials are visiting America’s two East Asian allies, South Korea and Japan, in a bid to defuse tensions over territorial claims. Strains of nationalism and saber-rattling with modern weaponry like drones could derail Asia’s quest for prosperity and global leadership and threaten the dream of an Asian Century, explains Robert A. Manning, senior fellow with the Brent Scowcroft Center for International Security at the Atlantic Council. Potential undersea energy resources, perhaps exaggerated by some, add to the animosities, as well as technological advances allowing deep and horizontal drilling. The energy reserves may be paltry for the long term when compared with potential riches associated with regional stability or joint investments in alternative technologies. The quarrels and security risks discourage foreign investors from teaming up with small emerging economies. China may be abandoning the policy of Deng Xiaoping who once proposed “put aside differences and jointly develop resources.” Manning concludes that compromising on historical memory and national pride is the challenge awaiting Asia’s great economies. – YaleGlobal

In Disputes Over Asian Seas, Winner May Take Zilch

Territorial disputes in the South and East China seas could derail the Asian Century
Robert A. Manning

YaleGlobal, 14 January 2013
Boiling water: Japanese maritime patrol P3C fly over
Senkaku/Diaoyu islands (top),
as the Chinese deploy their deep sea drilling platform in South China Sea

WASHINGTON: It may be Asia’s 21st century equivalent of the assassination of Austria’s  Archduke Ferdinand that sparked World War I. Growing tensions over territorial disputes in the East and South China Seas threaten to disrupt the oft-heralded Asian Century. Whatever the outcome, many see more than just competing nationalisms, the scars of national memory and the rise of an increasingly assertive China behind clashing interests.

To many, this is about oil: a widely-shared perception that beneath these disputed waters lays a treasure trove of oil and gas able to satisfy energy needs of dynamic Asian economies.

Unfortunately, there is no basis for this conventional wisdom. The reality is that the winner of East or South China Sea disputes is unlikely to gain enough energy to make any significant difference to any of the claimants’ growing energy needs. This is particularly true in regard to China. And in any case, exploiting what resources exist will require legal and political certainty and stability.

Tensions over territorial issues have ebbed and flowed in recent years. There have been nearly two dozen military clashes in the South China Sea since 1974 when China seized the Paracel Islands from Vietnam, killing 18 Vietnamese troops in the process. Most of the action occurred in the 1990s, followed by relative calm until fairly recently. Although China has signed and ratified the Law of the Sea Treaty, or LOS, its recent assertiveness is based on claims contradicting it – “nine dotted lines,” encompassing more than 80 percent of the South China Sea, well beyond the 200-mile economic exclusion zone recognized by the treaty.

One new factor that may be raising the stakes is continued improvements in deep-sea drilling technology. Until the 1990s there was little drilling for offshore oil or gas deposits deeper than 304 meters. Over the past two decades, increasing amounts of oil worldwide have come from what is known as “ultra-deepwater” – depths of 1500 meters or more. Until recently, the technology was limited to mainly major Western energy multinational firms. Then last May the Chinese National Offshore Oil Company, CNOOC, announced it had developed a deep-sea oil platform at a cost of roughly $1 billion capable of extracting oil at a depth of 12,000 meters.

One new factor that may be raising the stakes is improvements in deep-sea drilling technology.

To date, there has been no authoritative survey of oil and gas potential in either the East or South China Seas. Chinese estimates of oil and gas reserves in both disputed areas appear exaggerated compared with those of major multinational energy firms and other analysts. China estimates East China Sea reserves at 160 billion barrels of oil, nearly double that of US Energy Information Agency estimates.

As for South China Sea reserves – likely 70 percent gas, according to most experts – Chinese claims of oil appear wildly inflated. CNOOC estimates some 213 billion barrels of oil – almost the size of Saudi Arabia’s proven reserves. This is nearly 12 times larger than that estimated by the US Geological Service, and energy consultancy Wood-Mackenzie estimates a total of 2.5 billion barrels equivalent of proven oil and gas in the disputed South China Sea islets and shoals –nearly 100 times less than China claims!  

With the possible exception of China and Chinese firms that have entered in joint ventures with foreign firms, East Asian states seeking to exploit the resources of claimed islets and atolls would need to partner with foreign investors. Indeed, several ASEAN claimants in the South China Sea have signed oil-exploration contracts with foreign firms. However, the political risk and legal uncertainty of the disputed territories make it problematic for large-scale investment.

This logic may have been behind the policy China pursued until recently, as suggested by the late Chinese leader Deng Xiaoping who proposed “put aside differences and jointly develop resources.” Given the opaque Chinese decision-making process, it’s tempting to speculate whether the combination of maritime military ambitions, mercantilist resources policies, inflated hopes of energy and new oil technology capabilities may account for the apparent abandoning of Deng’s policies.

As for South China Sea reserves, most of which are likely gas, Chinese claims of oil appear wildly inflated.

Ironically, Deng may have had it right. It is difficult to see how to resolve the disputes: How do countries compromise on national honor and historic national memory? And it is equally difficult to imagine how to create legal and political certainty to reduce risk enough for global energy companies to commit what would be multibillion dollar investments. Most exploration contracts entered into by energy firms have been by small companies looking to get in on the ground floor. So joint development “without prejudice“ on claims would seem to make a lot of sense.

There are ample precedents of joint development of resources. There is an agreement among claimants in the Arctic. In East Asia, Thailand and Malaysia have joint oil-and-gas development accord and there is a similar treaty between Australia and East Timor.

And not least, there is a joint-development arrangement reached in 2008 to exploit oil and gas between China and Japan in the area around the disputed uninhabited Diaoyu/Senkaku islets.  Beijing and Tokyo agreed to explore jointly four gas fields in the East China Sea and halt development in other contested parts of the regions. Both sides agreed to conduct joint surveys, with equal investment in an area north of the Chunxiao/Shirakaba gas field and south of the Longjing/Asunaro gas field. However, China began to develop the Tianwaitian/Kashi gas field unilaterally, launching a protest from Japan in January 2009. That contentious action, followed by a 2010 clash between a Chinese fishing boat and the Japanese Coast Guard put the agreement on hold.

East Asia is rife with speculation about how the new governments that have assumed power in Tokyo, Seoul and Beijing will impact the territorial disputes. The sheer increase in maritime traffic in the to-and-fro of surveillance ships in the disputed waters and air patrol suggests 2013 could see at least a few naval skirmishes. In an optimistic sign, Japanese Prime Minister Shinzo Abe, an ardent nationalist, quickly dispatched a senior envoy to Seoul with which Japan has been at loggerheads over territorial dispute to reassure the new government in Seoul led by Park Geun-hye and to mend fences.

In 2008 China and Japan initiated a plan to jointly exploit oil and gas around the Diaoyu/Senkaku islets.

Sino-Japanese relations have been particularly tense, with China sending daily maritime agency ships around the Senkakus and some Japanese threatening to send Air Defense Forces to fire warning shots. In his previous incarnation as prime minister in 2006, Abe made a special effort to ease Chinese concerns upon taking office. With a shaky Japanese economy as his priority and Upper House elections in July, many expect Abe to minimize confrontation – at least in the short run. But in the face of public outrage over China’s provocative tactics Abe and an avidly nationalist cabinet might stir things up.

The United States has called on both sides to reduce tensions and a team of senior security and diplomatic officials left today to consult Japanese and South Korean allies.

At the end of the day, the web of overlapping territorial claims in Asia is unlikely to produce an energy bonanza for anyone. It’s a case of “winner take little.” Unless the region can find a way to resolve or at least manage the underlying nationalist passions that drive what are otherwise minor disputes over largely uninhabited islets and shoals, the oft-heralded Asian Century will be shortlived.   

Robert A. Manning served as a senior counselor (2001-2004) and member of the US Department of State Policy Planning Staff from 2004-2008. He is currently a senior fellow at the Brent Scowcroft Center for International Security at the Atlantic Council.

Rights: Copyright © 2013 Yale Center for the Study of Globalization

Nguồn : Nghiên Cứu Biển Đông - Thứ ba, 22 Tháng 1 2013 08:05  

...♥.♥.♥...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...