...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Tokyo: Trung Quốc nhắm bắn tàu hải quân Nhật Bản (VOA - RFI)


(VOA - 05.02.2013) - ​​Nhật Bản cho biết hồi tuần trước, một tàu chiến của Trung Quốc đã khóa radar nhắm vào một tàu hải quân Nhật để sẵn sàng bắn gần một dãy đảo trong vòng tranh chấp giữa hai bên ở Biển Hoa Đông.

Dãy đảo đang trong vòng tranh chấp, người Nhật gọi là Senkaku, và người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc
  •  Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.
  • Gồm 8 đảo không người ở.
  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.
  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản chính thức kháng nghị với Trung Quốc về vụ việc xảy ra hôm 30 tháng Giêng, vụ mới nhất trong một loạt hành động leo thang trong cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera hôm nay mô tả động thái của Trung Quốc là “rất bất thường.” Ông nói máy radar đã nhắm vào tàu Nhật thông thường được dùng để giúp hướng dẫn phi đạn.

Mặc dù cho tới nay chưa xảy ra vụ đụng độ đáng kể nào, Trung Quốc đã nhiều lần đưa tàu chính phủ đến gần các hòn đảo nằm dưới quyền cai quản của Nhật Bản.

Giới phân tích nói các cuộc tuần tiễu đó có mục đích thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc trong khu vực.

Sáng sớm hôm nay, Nhật bản đã cho triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối vụ xâm nhập mới nhất của các tàu Trung Quốc đã hiện diện trong các vùng lãnh hải tranh chấp trong gần hết ngày hôm qua.

Cả hai nước đã điều động chiến đấu cơ tới quần đảo tranh chấp, khơi lên những lo ngại về một cuộc xung đột  quân sự giữa hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á.

Các hải đảo không người ở mà người Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, được coi là có nhiều hải sản và có tiềm năng dầu khí.

Nhật Bản sáp nhập các đảo nhỏ này vào cuối thế kỷ 19.

Trung Quốc tuyên bố đòi chủ quyền quần đảo này vào năm 1971. Họ nói rằng các bản đồ cổ cho thấy quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc từ nhiều thế kỷ.


Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo không người ở và chưa được khai thác cùng 3 nhóm đảo đá cằn cỗi, xung quanh là những ngư trường phong phú.

  • Năm 1895 – Nhật Bản sát nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình, đặt tên là Senkaku
  • 1945 – 1972 – Mỹ quản lý quần đảo
  • 1969 – Nghiên cứu của LHQ cho thấy có trữ lượng dầu mỏ lớn
  • 1971 – Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu Ngư


Bản đồ tương tác vụ tranh chấp Nhật-Trung

Đảo Điếu Ngư / Senkaku
  • Là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo
  • Chính quyền Meiji Nhật Bản cho thương nhân Tatsushiro Koga thuê năm 1986 và bán lại cho con ông là Zenji năm 1932
  • Gia đình Koga sản xuất cá khô, chăn nuôi gia súc, thu thập lông chim hải âu và san hô trên đảo
  • Tàu chở các mặt hàng hải sản đi xuất khẩu và mang về lương thực, nước uống và những nhu yếu phẩm khác cho công nhân
  • Ông Koga đóng cửa các cơ sở sản xuất năm 1940 vì không có đủ nhiên liệu để chạy tàu khi chiến tranh Trung-Nhật lần 2 diễn ra
  • Gia đình Koga bán lại hòn đảo cho gia đình Kurihara trong khoảng từ năm 1972 đến năm 1988
  • Tổ chức Nihon Seinensha theo dân tộc chủ nghĩa của Nhật dựng một ngọn hải đăng trên đảo vào năm 1996
  • Gia đình Kurihara cho Bộ Nội vụ Nhật Bản thuê đảo vào năm 2002 và bán lại cho chính quyền thành phố Tokyo vào tháng 9 năm 2012

Đảo Kuba Jima / Hoàng Vĩ
  • Là hòn đảo lớn thứ hai trong quần đảo
  • Theo Hiệp định về tình hình quân lực Mỹ-Nhật năm 1972, đảo này nằm trong tầm bắn quân sự của Mỹ đến vô thời hạn
  • Bộ Quốc phòng Nhật đã thuê lại đảo này từ một chủ sở hữu tư nhân từ năm 1972 để quân đội Mỹ sử dụng
  • Gia đình Koga bán lại đảo cho gia đình Kurihara từ trong khoảng từ năm 1972 đến năm 1988
  • Quân đội Mỹ chưa tập trận bắn đạn thật trên đảo kể từ năm 1978

 Đảo Minami Kojima / Nam Tiểu Đảo
  • Gia đình Koga bán lại đảo cho gia đình Kurihara từ trong khoảng từ năm 1972 đến năm 1988
  • Gia đình Kurihara cho Bộ Nội vụ Nhật Bản thuê đảo vào năm 2002 và bán lại cho chính quyền thành phố Tokyo vào tháng 9 năm 2012

Đảo Kita Kojima / Bắc Tiểu Đảo
  • Gia đình Koga bán lại đảo cho gia đình Kurihara từ trong khoảng từ năm 1972 đến năm 1988
  • Gia đình Kurihara cho Bộ Nội vụ Nhật Bản thuê đảo vào năm 2002 và bán lại cho chính quyền thành phố Tokyo vào tháng 9 năm 2012

Đảo Taisho Jima / Xích Vĩ
  • Là đảo nhỏ nhất trong quần đảo, nằm cách xa về phía đông những hòn đảo khác
  • Nhật Bản xem đảo này là đất do nhà nước sở hữu
  • Theo Hiệp định về tình hình quân lực Mỹ-Nhật năm 1972, đảo này nằm trong tầm bắn quân sự của Mỹ đến vô thời hạn
  • Quân đội Mỹ chưa tập trận bắn đạn thật trên đảo kể từ năm 1978

Okino Kita-iwa / Đại Bắc Tiểu Đảo
  • Tập hợp những đảo đá lớn cằn cỗi

Đảo Okino Minami-iwa / Đại Nam Tiểu Đảo
  • Là một đảo đá lớn cằn cỗi

Tobise / Phi Tiêu Nham
  • Tập hợp những đảo đá nhỏ cằn cỗi

...♥.♥.♥...

Trung Quốc dùng ra đa tác chiến ''nhắm vào'' chiến hạm Nhật

(RFI - Tú Anh) - Hôm nay 05/02/2013, chính phủ Nhật Bản đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo lên bộ Ngoại giao để phản đối hành vi của tàu chính phủ Trung Quốc xâm phạm hải phận quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Cùng lúc, bộ Quốc phòng Nhật tố cáo tàu chiến Trung Quốc dùng ra đa hướng dẫn tên lửa « nhắm vào » hộ tống hạm Nhật Bản tại biển Hoa Đông.

Tàu hải giám Trung Quốc gần đảo Uotsuri, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh chụp ngày 17/01/2013 Reuters

Tokyo thông báo là vào hôm nay 05/01/2013, đại sứ của Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa đã bị bộ Ngoại giao Nhật triệu mời về vấn đề tàu Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền Nhật Bản tại Senkaku.

Vụ mới nhất xảy ra vào sáng ngày thứ Hai 04/02/2013 : Hai tàu hải giám Trung Quốc đi vào khu vực tranh chấp và chỉ rút đi vào buổi chiều.

Hành động của Trung Quốc đưa tàu chính phủ và hai lần gởi máy bay xâm phạm hải phận, không phận quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, đã gây phản ứng mạnh từ chính phủ cánh hữu Nhật Bản. Tuần trước tại Okinawa, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố « chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa » và ông sẽ « bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá ».

Song song với động thái của bộ Ngoại giao, bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng tố giác trước công luận một hành vi khiêu khích khác của Trung Quốc.

Đích thân bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera thông báo với phóng viên báo chí là vào ngày 30/01/2013 vừa qua, một hộ tống hạm của hải quân Nhật đang hoạt động tại biển Hoa Đông đã bị « vướng vào ra đa » hướng dẫn tên lửa của một chiến hạm Trung Quốc. Động thái « chụp mục tiêu » bằng ra đa là bước áp chót trong tiến trình tác xạ, trước khi bấm nút khai hỏa tên lửa tấn công.

Trước đó vài hôm, một trực thăng của Nhật Bản cũng bị « ra đa tác xạ » đặt vào tầm nhắm.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nhận định là việc sử dụng ra đa tác xạ nhắm vào máy bay, tàu chiến Nhật Bản là « chuyện không bình thường » làm tình hình trở thành « nguy hiểm hơn ». Ông kêu gọi phía Trung Quốc phải biết « tự kềm chế » tránh tái diễn những hành động nguy hiểm như vậy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...