...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Cam Bốt : Điềm xấu cho ASEAN - Biển Đông:Thái Lan 'phò' Trung Quốc vì lợi ích kinh tế - Nhật bắt một tàu cá Trung Quốc ngoài khơi Okinawa - Le Japon intercepte un bateau de pêche chinois


Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự với Cam Bốt : Điềm xấu cho ASEAN

(RFI - Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa) - Ngày 23/01/2013 vừa qua, Trung Quốc và Cam Bốt đã ký kết một thoả thuận quân sự, theo đó Bắc Kinh sẽ huấn luyện binh lính và cung cấp trang thiết bị, vũ khí cho quân đội Cam Bốt. 12 chiếc trực thăng, trong đó có 4 trực thăng chiến đấu, được giao ngay lập tức. Thoả thuận trên đã gây lo ngại nơi nhiều láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan.


cambodia buy weapon china Đội xe jeep của Cam Bốt do Trung Quốc cung cấp vào giữa năm 2010 (Reuters)

Theo thông tín viên Arnaud Dubus, phụ trách khu vực Đông Nam Á, và thường trú tại Bangkok, trục hợp tác quân sự Bắc Kinh – Phnom Penh được củng cố không chỉ gây lo ngại tại Thái Lan mà còn đe dọa sự đoàn kết nhất trí trong khối ASEAN đã từng bị chính Cam Bốt làm sứt mẻ vào năm ngoái khi họ kiên quyết bênh vực quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông. Trước tiên hết, Arnaud Dubus phác họa lại toàn cảnh bang giao Phnom Penh - Bắc Kinh : 

Arnaud Dubus : Ai cũng biết rõ lịch sử khu vực trong những thập niên vừa qua. Trung Quốc đã trợ giúp lực lượng Khmer Đỏ từ năm 1975 đến năm 1979, rồi sau đó tiếp tục hỗ trợ du kích quân Khmer Đỏ ở vùng biên giới Thái Lan cho đến thời hiệp định hòa bình Paris vào năm 1991. 

Sau khi hiệp định hòa bình được ký kết, và từ khi ông Hun Sen nắm lại quyền kiểm soát toàn bộ đất nước vào năm 1997, Phnom Penh đã chơi ván bài cân bằng chính trị giữa Hà Nội và Bắc Kinh. 

Quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam và Cam Bốt rất chặt chẽ, cho dù tinh thần bài Việt Nam khá phổ biến trong dân chúng Cam Bốt. Tuy nhiên, cùng lúc Phnom Penh cũng dần dần xích lại gần Bắc Kinh hơn, tránh né những quan điểm, lập trường có thể làm Bắc Kinh phật ý, như trên vấn đề Biển Đông chẳng hạn. 

Về mặt kinh tế, sự hiện diện của Trung Quốc tại Cam Bốt ngày càng mang tính chất thống trị. Chỉ riêng trong năm 2011, đầu tư của Trung Quốc vào Cam Bốt lên đến 8 tỷ đô la. Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường dài 400 cây số, phần lớn sẽ chạy dọc theo biên giới với Thái Lan. 

Mới đây, Phnom Penh đã hành động như một người thừa lệnh Bắc Kinh, đặc biệt là khi Cam Bốt làm chủ trì luân phiên khối ASEAN vào năm 2012. Phnom Penh đã ngăn chặn mọi cố gắng đưa hồ sơ Biển Đông ra thảo luận, mặc dù vấn đề liên quan đến 4 quốc gia trong Hiệp hội Đông Nam Á : Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei. 

Trên bình diện quân sự, từ nhiều năm qua quân đội Cam Bốt đã yêu cầu được giúp đỡ về mặt thiết bị và huấn luyện. Do việc chính quyền Hun Sen vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ vào năm 2010 đã hủy bỏ một hợp đồng chuyển giao xe vận tải và xe jeep. Trung Quốc đã điền ngay vào chỗ trống, và hiện đã trở thành nhà cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí hàng đầu cho quân đội Cam Bốt. 

RFI : Hệ quả của việc Trung Quốc và Cam Bốt tăng cường hợp tác quân sự có thể ra sao đối với khu vực ?  

Arnaud Dubus : Thái Lan là nước hết sức quan ngại do tình hình căng thẳng chung quanh đền Preah Vihear ở vùng biên giới với Cam Bốt. Càng gần đến ngày Toà án Quốc tế ra phán quyết - dự kiến vào tháng 10 sắp tới – về việc nước nào có chủ quyền trên vùng đất chung quanh đền thờ, quan hệ Bangkok- Phnom Penh càng xấu đi. 

Trong những ngày qua lãnh đạo quân đội Thái Lan còn gợi lên « khả năng một cuộc chiến tranh », nhưng khẳng định đấy chỉ là « giải pháp tối hậu ». 

Trong bối cảnh căng thẳng như thế, việc Cam Bốt tăng cường tiềm lực quân sự với sự tiếp sức của Trung Quốc, đang đặt Thái Lan vào trong một tình thế khó khăn và tế nhị, nhất là khi mà Bangkok, vốn có quan hệ rất tốt với Bắc Kinh, lại không thể chỉ trích hậu thuẫn quân sự của Trung Quốc cho Cam Bốt. 

Ngoài ra, còn có vấn đề Biển Đông. Thỏa thuận quân sự Cam Bốt-Trung Quốc là một đòn chế nhạo đối với Philippines và Việt Nam, hai nước luôn luôn chỉ trích thái độ hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực. 

Cam Bốt làm như là đã phớt lờ tâm tư của các đồng minh trong ASEAN để hành động vì quyền lợi trước mắt của mình. Đấy là một cách tiếp cận thiển cận, hàm chứa nhiều rủi ro cho tương lai. 

RFI : Còn hậu quả của tình hình trên đối với tổ chức ASEAN có thể là như thế nào ? 

Arnaud Dubus : Tình hình đó sẽ làm suy yếu Hiệp hội Đông Nam Á. Thái độ của Cam Bốt trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 2012 đã cho thấy là nguyên tắc đồng thuận, luôn được khối Đông Nam Á đề cao, chỉ là một điều giả tạo. Nguyên tắc này không vận hành được khi nẩy sinh những vấn đề thực thụ. 

Trên thực tế, trong ASEAN đã xuất hiện hai cực : một bên là Cam Bốt và bên kia là Philippines và Việt Nam, Brunei. Còn Thái Lan, với thói quen cố hữu, thì ngồi ở giữa. 

Nghịch lý là thái độ hoàn toàn thần phục Trung Quốc một cách thẳng thừng của Cam Bốt, đã rõ ràng tạo ra một tâm lý nghi kỵ đối với Trung Quốc bên trong khối ASEAN, cho dù thái độ đó không được tất cả các quốc gia công khai bộc lộ.

Thành công mà Nhật Bản gặt hái được nhân chuyến công du mới đây của thủ tướng Nhật Shinzo Abe qua Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, cũng như chuyến đi thăm Philippines, Singapore và Brunei của ngoại trưởng Fumio Kishida, có thể được giải thích bằng tâm lý đó.

...♥.♥.♥...

Biển Đông:Thái Lan 'phò' Trung Quốc vì lợi ích kinh tế

(RFI - Arnaud Dubus / Mai Vân) - Trong những năm gần đây Thái Lan đã liên tiếp có lập trường rất thuận lợi cho Trung Quốc trên những vấn đề liên quan đến Biển Đông, can hệ trực tiếp đến 4 quốc gia Đông Nam Á : Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.Thái độ của Bangkok rất rõ trong cuộc họp các Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh (07/2012), khi Ngoại trưởng Thái Surapong Tovichakchaikul đã tỏ quan điểm có lợi cho Bắc Kinh, nói rằng không nên để căng thẳng ở Biển Đông tác động đến quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (Reuters)

Từ Bangkok, Arnaud Dubus, thông tín viên phụ trách khu vực giải thích thêm về lập trường của Thái Lan :

Arnaud : Không thể nói là Bangkok lúc nào cũng thể hiện thái độ thân Trung Quốc. Chính sách ngoại giao Thái Lan luôn luôn mang tính cơ hội chủ nghĩa, thích nghi với tình hinh để có lợi nhất cho mình và đôi khi quên đi các liên minh và nguyên tắc. Đó là đường lối ngoại giao ‘gió chiều nào theo chiều ấy’ và đứng về phiá người mạnh nhất.

Trong vấn đề Biển Đông, Thái Lan là nước không có quyền lợi trực tiếp. Ngược lại Thái Lan lại dựa vào Trung Quốc để phát triển kinh tế của mình trong tương lai. Các tài liệu chính thức của Thái Lan chỉ nêu bật Trung Quốc như là đối tác kinh tế ưu đãi của Thái Lan, không rắc rối như Châu Âu hay thậm chí Nhật Bản.

Trong khuôn khổ chiến lược đó, Bangkok mong muốn gìn giữ những mối quan hệ tốt, hữu hảo với Bắc Kinh. Cho dù không đi xa như Phnom Penh - đã hậu thuẫn thẳng thừng quan điểm của Bắc Kinh trên vấn đề tranh chấp Biển Đông, về mặt nội dung, Thái Lan có quan điểm tương tự như Cam Bốt, nhưng trau chuốt hơn về mặt hình thức

RFI : Người ta cũng thấy rõ là Thái Lan không có vai trò nặng ký trên các vấn đề khu vực như vấn đề Biển Đông hiện nay. Trong quá khứ, Thái Lan có như vậy hay không ?

Arnaud : Không phải lúc nào cũng như thế. Thực ra, trong thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2006, khi ông Thaksin Shinawatra làm thủ tướng, Thái Lan có vai trò trí đầu tàu lãnh đạo tại Đông Nam Á. Thaksin đã đề ra nhiều sáng kiến và diễn đàn và tích cực can dự vào những vấn đề khu vực. Cho dù vấn đề Biển Đông thời ấy chưa nổi cộm, nhưng chắc chắn là Thaksin sẽ đứng ra lèo lái khu vực trên hồ sơ đó.

Phải nói là nền ngoại giao Thái Lan hiện nay đặc biệt kém cỏi, tồi tệ nhất trong vòng hàng chục năm nay. Nguyên do bắt nguồn một phần từ cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan đã dai dẳng từ sáu năm nay.

Cũng không có gì là ngạc nhiên khi những gương mặt sáng giá nhất trong guồng máy ngoại giao Thái Lan thích làm việc ở nước ngoài nhiều hơn là ở trong môi trường ngột ngạt của Thái Lan. Đó là trường hợp của ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN, hay Supachai Panitchapakdi, Tổng giám đốc hiện tại của UNCTAD.

Ngành ngoại giao Thái Lan hiện đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc, hoàn toàn thiếu vắng sáng kiến, và biểu hiện của tình trạng khủng hoảng đó là việc Thái Lan hầu như lúc nào cũng về hùa với quan điểm của kẻ có vẻ mạnh mạnh ơn, tức là Bắc Kinh.

RFI : Thái độ này của Thái Lan ảnh hưởng ra sao đến khu vực ?

Arnaud : Hệ quả đầu tiên là Thái Lan hoàn toàn phục vụ chiến lược của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh muốn tránh không cho hồ sơ này được thảo luận trong một khuôn khổ đa phương, nơi họ có thể gặp rắc rối.

Chiến thuật của Trung Quốc đến nay là trì hoãn mọi giải pháp và sử dụng phương pháp áp dặt sự đã rồi, điều mà chúng ta đã thấy qua tình hình căng thẳng gần đây trên hòn đảo (bãi Scaborough) mà cả Bắc Kinh lẫn Manila đều tuyên bố chủ quyền. Bangkok hỗ trợ chiến lược này.

Thái độ này của Thái Lan có thể phản tác dụng, bởi vì nó có nguy cơ làm mất uy tín của vương quốc đối với các đối tác khác trong ASEAN. Với thái độ công khai thân Trung Quốc tại cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN vào tháng Bảy, Cam Bốt đã nổi lên thành một quốc gia bù nhìn của Bắc Kinh. Bangkok có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự, nếu nó không sớm điều hòa lập trường của mình.

Nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, ta đang chứng kiến sự phát triển của một nghịch lý. Các thành viên ASEAN như Cam Bốt và Thái Lan càng nhấn mạnh là vấn đề Biển Đông không nên được thảo luận trong ASEAN, những căng thẳng trong nội bộ ASEAN càng mạnh mẽ hơn.

Biển Đông là vấn đề an ninh khu vực quan trọng nhất đang đặt ra cho các nước thành viên của Hiệp hội Đông Nam Á sau vấn đề tái lập hòa bình ở Cam Bốt vào đầu những năm 1990. Nếu không kịp thời giải quyết, thì có thể là sự tồn tại, hay ít ra là uy tín của ASEAN bị đe dọa.

...♥.♥.♥...

Nhật bắt một tàu cá Trung Quốc ngoài khơi Okinawa

( RFI - Tú Anh) - Một tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản đã bị bắt vào hôm nay 02/02/2013. Tàu cá gồm 12 thuyền viên và thuyền tưởng bị đưa về đảo Miyako, thuộc Okinawa. Cũng tại Okinawa, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ trả đũa mọi hành động "khiêu khích" tranh giành chủ quyền tại Senkaku/ Điếu Ngư.

Tuần duyên Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc (REUTERS)

Tuần duyên Nhật Bản hôm nay cho biết đã bắt một chiếc tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản ngoài khơi đảo Miyako, tỉnh Okinawa, và cách Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư 150 km.

Thuyền trưởng, cùng 11 thuyền viên và tàu cá đã bị bắt về Miyako. Theo một viên chức Nhật Bản, thuyền trưởng Trung Quốc bị kết tội vi phạm luật lệ đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Hãng tin Tân Hoa của Trung Quốc xác nhận tin này và cho biết lãnh sự Trung Quốc ở Fukuoka sắp đi thăm viên thuyền trưởng và các thuyền viên đang bị tạm giam.

Vụ việc này xảy ra vào lúc thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm vùng phía nam đảo Okinawa, đơn vị hành chánh cai quản quần đảo Senkaku. Trước 700 sĩ quan, binh sĩ của lực lượng không quân trú phòng, thủ tướng Nhật tuyên bố « tình hình an ninh lãnh thổ khá căng thẳng, các hành động khiêu khích trên bộ, trên biển và trên không cũng như đối với chủ quyền quốc gia vẫn tiếp diễn ».

Theo AFP, tuy không nói thẳng ra nhưng thủ tướng Nhật Shinzo Abe ám chỉ các hành động của tàu hải giám và máy bay Trung Quốc xâm phạm quần đảo Senkaku từ nhiều tháng qua.

Thủ tướng Shinzo Abe, người được mệnh danh là « diều hâu » tuyên bố với đơn vị không quân trấn đóng ở cực nam Okinawa, và qua đó là thông điệp gởi đến toàn dân lời cam kết bảo vệ an ninh quốc gia : Tôi kiên quyết ở tuyến đầu… đương đầu với khủng hoảng để bảo vệ bằng mọi giá sinh mạng, tài sản của nhân dân, lãnh thổ, không phận và lãnh hải quốc gia ... ».

...♥.♥.♥...

Le Japon intercepte un bateau de pêche chinois

(RFI) - Le capitaine d’un bateau chinois a été arrêté par les autorités japonaises ce samedi 2 février. Il est accusé de pêche illégale. Son bateau, arraisonné par des gardes-côtes japonais, était au large de Miyako à environ 150 km des îles Senkaku/Diaoyu, îles que se disputent les deux pays.

Le bateau chinois (G) poursuivi par le bateau des gardes-côtes japonais (D) au large de Miyako, le 2 février 2013. Reuters

Avec notre correspondant à Tokyo, Frédéric Charles

Le bateau de pêche chinois est suspecté de pêcher des coraux autour de l’île de Miyako partie intégrante de l’archipel d’Okinawa, lequel abrite plus de la moitié des bases américaines au Japon. Ces bases d’Okinawa servent à surveiller aussi bien la Chine que la Corée du Nord.

Comme par hasard, ce bateau de pêche chinois viole les eaux territoriales japonaises, au moment où le Premier ministre Shinzo Abe se trouve à Okinawa. Shinzo Abe déclare qu’il va renforcer la défense de la région d’Okinawa, dans laquelle il englobe les îles Senkaku, administrées par le Japon, revendiquées par la Chine.

Il ne se passe pas de jour ou presque, sans que des navires et des avions chinois, se livrent à des incursions autour des îles Senkaku, depuis que le Japon a nationalisé ces îles.

Face à cette hausse des tensions, le Japon a décidé de constituer une force spéciale de 600 hommes, de douze navires, d’hélicoptères, d’avions de chasse, pour surveiller et protéger les îles Senkaku.

En 2010, l’arrestation pendant deux semaines, du capitaine d’un bateau de pêche chinois autour des îles Senkaku, avait tourné à l’épreuve de force entre le Japon et la Chine.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...