(HDTG - 17.02.2013 - DLB - BBC - Bauxite Việt Nam - VOA) - Trường thuật vắn về cuộc dâng hương, đặt hoa tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tại biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc 1979, tại Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988.
GS Tương Lai - Đúng 8h30 sáng nay,17.2.2013, một nhóm trí thức hưởng ứng LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2 đã làm lễ dâng hương và đặt hoa tưởng niệm những người - con yêu của Tổ quốc đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại tượng đài Trần Hưng Đạo, Công trường Mê Linh gần bến Bạch Đằng, quận I, tpHCM. Sau mấy lời phát biểu vắn mở đầu phút mặc niệm, nhóm trí thức trên cùng ngồi lại trao đổi về việc thực hiện Tuần lễ kỷ niệm ngày 17.2 một cách thiết thực tại quán cà phê đối diện. Một nhóm người mặc thường phục [không hiểu có phải Công An không hay bọn côn đồ tay sai của Trung Quốc giả danh CA] đã vội vã gỡ bỏ ngay các băng rôn khẩu hiệu tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chống quân xâm lược Trung Quốc vừa được căng lên. Hoa thì vẫn còn để lại. Có lẽ chỉ gỡ khẩu hiệu để khỏi phật lòng “thiên triều” vốn cùng “chung ý thức hệ” như viên đại tá PGS dốt nát nọ rao giảng. Xem ảnh>>
Trên đây là những hình ảnh vừa ghi lại lúc 8h30 đến 9h sáng nay tại tượng đài Đức Thánh Trần và sau đó là tại quán cá phê “Vườn Kiểng” đối diện tượng đài khi cả nhóm ngồi lại trao đổi những việc cần tiếp tục trong tuần kỷ niệm ngày 17.2.2013. Theo tin qua điện thoại thì anh chị em ở Hà Nội cũng đã có cuộc dâng hương và đặt hoa tưởng niệm tại tượng đài Quang Trung ở Đống Đa. Không hiểu có suôn sẻ không hay lại bị gây khó dễ???
Bài và ảnh :Tương Lai/ TLS
Tại Hà Nội sáng nay.
Theo tường thuật của ANH BA SÀM: 11h40′: Hồi 10h45′, một đoàn gồm các nhân sĩ, cựu quan chức dẫn đầu, trong đó có nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên TƯ Đảng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Trung … đã đến Tượng đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn để thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ ngày 17 – 2- 1979. Tuy nhiên, đoàn đã bị cản trở, không thể thực hiện được lễ viếng và thắp hương.
Trước đó, một đoàn quần chúng cũng tới làm lễ viếng trước Tượng đài Quyết tử tại Bờ Hồ cũng bị ngăn chặn. Toàn bộ khuôn viên tượng đài bị rào chắn.
Đặt vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược tại Tượng Đài Quang Trung. Ngày 17/2/2013.
Theo FB JB Nguyễn Hữu Vinh |
Trong ảnh: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Nhà văn-Blogger Nguyễn Tường Thụy, Blogger Đông Hải Long Vương – Chí Đức, TS Nguyễn Xuân Diện cùng mọi người đã không được vào bên trong Tượng đài Liệt sĩ, phải đứng bên ngoài “vái vọng” vào, mấy nén hương gác ở trên cổng, vì các sĩ quan bảo vệ ở đây cũng không chịu nhận thắp hộ. (Ảnh: J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
...♥.♥.♥...
...♥.♥.♥...
...♥.♥.♥...
Nhiều báo im lặng trong ngày 17/2
Tưởng niệm các liệt sỹ cuộc chiến Việt - Trung 1979 ở Hà Nội |
(BBC - 17.02.2013) - Nhiều báo chính thức của Việt Nam đã im lặng trong ngày 17/2, ngày đánh dấu 34 năm xảy ra cuộc chiến Việt-Trung ở biên giới phía Bắc, trong khi một đoàn tưởng niệm do một cựu bộ trưởng dẫn đầu bị "ngăn chặn" và "làm khó dễ" ở Thủ đô.
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói với BBC ông và các thành viên của đoàn tưởng niệm đã bị lực lượng an ninh "cấm" dâng hương tưởng niệm và cho rằng đây là một hành động "rất không bình thường."
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh chất vấn việc "tại sao chúng tôi không được viếng" và đặt vấn đề "lẽ ra nhà nước và chính quyền" phải là người đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm. Ông cũng phê phán việc nhiều báo chí trong nước "im lặng" trong ngày 17/2 về sự kiện lịch sử và cho rằng nhiều báo đã chịu "chỉ đạo" và sức ép của cơ quan tuyên huấn của chính quyền để không đề cập sự kiện.
Tính tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật, hàng loạt các tờ báo và trang tin điện tử chính thức của Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (Vov online), Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn) cho tới các tờ báo khác như Sài Gòn Giải Phóng, Cựu Chiến Binh v.v... chưa thấy đưa tin, bài nào về ngày tưởng niệm cuộc chiến, cũng như chưa thấy có tin lãnh đạo đảng, nhà nước, hay quân đội thăm viếng, tưởng niệm sự kiện.
Tuy nhiên, cũng có tờ báo chẳng hạn như Thanh Niên online, đã dành một bài dài trên trang chính ôn lại sự kiện. Bài báo trên tờ này dẫn lời một vị tướng ngành công an, ông Lê Văn Cương, khẳng định việc cho rằng "nhắc đến cuộc chiến" có thể "kích động tinh thần dân tộc" là "ngụy biện."
Tướng Cương cũng nói với tờ báo ông tin rằng cần đưa sự kiện cuộc chiến này vào sách giáo khoa của học sinh như một phần của "lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc" khi ông quan sát thấy rằng phần lớn học sinh phổ thông, kể cả "phần lớn 1,4 triệu sinh viên" cao đẳng, đại học "không biết gì về cuộc chiến này."
"Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược"
Băng tưởng niệm sự kiện 17/2 ở Hà Nội
Trong khi đó, một đoàn các nhân sỹ, trí thức và quần chúng có sự hiện diện của một cựu bộ trưởng và một cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc, đã không được phép mang vòng hoa với băng đen tưởng niệm vào hành lễ ở một đài tưởng niệm quốc gia ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn tưởng niệm có sự tham gia của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung, ông Trần Đức Nguyên, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy và các thành viên khác.
Họ đã không được phép chụp hình lưu niệm ở tượng đài với băng tưởng niệm ghi dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược" và "Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược."
Tại Sài Gòn, một đoàn tưởng niệm khác với các trí thức, nhân sỹ, quần chúng, trong đó có sự hiện diện của một nguyên thứ trưởng và nhiều cựu quan chức đã tới một tượng đài anh hùng dân tộc để tưởng niệm.
Theo trang blog Basam, đoàn gồm 30 thành viên, trong đó có sự hiện diện của nguyên Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Hảo, luật gia Lê Hiếu Đằng, Luật sư Trần Quốc Thuận, Giáo sư Tương Lai và các thành viên khác, tuy "không bị lực lượng an ninh ngăn cản" như ở Hà Nội, nhưng cũng "có hành động gỡ bỏ một số băng rôn."
'Phải đăng ký trước'
Đoàn tưởng niệm ngày 17/2 trước tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn |
Trong một video xuất hiện trên YouTube hôm Chủ Nhật, một nhân viên an ninh đã yêu cầu đoàn nhân sỹ, quần chúng tới thắp hương tưởng niệm trước đài liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, trước Lăng Hồ Chí Minh phải "đăng ký trước" và "qua thủ tục kiểm tra vòng hoa".
Họ cũng không được phép mang vòng hoa lễ cùng các băng đen, băng tưởng niệm vào làm lễ, hoặc quay phim chụp ảnh trong địa điểm này.
Một độc giả của BBC Việt ngữ cho hay, đầu ngày Chủ nhật, một đoàn quần chúng đã bị ngăn chặn khi tới viếng và làm lễ trước Tượng đài Liệt sỹ "Quyết tử cho Tổ quốc Quyết sinh" ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, với khu khuôn viên tượng đài bị các lực lượng an ninh rào chắn lại.
Một độc giả khác nhận xét với BBC về sự "im lặng" được cho là bất thường của truyền thông chính thức trong nước, trong ngày này.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?" độc giả này đặt câu hỏi.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?"Một độc giả BBC
Vài ngày trước dịp kỷ niệm nổ ra cuộc chiến tranh của Trung Quốc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc mùa Xuân năm 1979, truyền thông mạng không chính thức của người Việt Nam trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện một thông điệp kêu gọi người dân tưởng niệm sự kiện này.
Trên trang Facebook và một số trang mạng xã hội khác, các công dân mạng truyền nhau biểu tượng "hoa sim" với "màu tím" đặc trưng mà các thành viên mạng lựa chọn như một biểu trưng cho "biên giới" và kỷ niệm "cuộc chiến biên giới."
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, với sự tham gia được cho là của gần mười quân đoàn với hơn hai mươi sư đoàn tác chiến, với tổng quân số hàng chục vạn được hàng trăm xe tăng và hỏa lực yểm trợ.
Sau khi gặp phải sự kháng trả quyết liệt của các lực lượng Việt Nam, ngày 18/3 cùng năm, Trung Quốc tuyên bố rút quân sau khi đã "dạy cho Việt Nam một bài học."
Cả hai bên đều tuyên bố giành lợi thế trong cuộc chiến đẫm máu vốn gây thêm các xung đột vũ trang trong hơn mười năm sau đó và làm hai nước gián đoạn quan hệ ngoại giao bình thường và niềm tin trong dài hạn.
...♥.♥.♥...
Chúng tôi tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Cộng
(Bauxite Việt Nam - 18.02.2013) - Tối qua, được cú phôn của Lưu Trọng Văn: “Ngày mai 8 giờ tại tượng Trần Hưng Đạo…”. Cảm ơn anh đã nhắc. Không phải ai cũng nhớ ngày này 34 năm trước (17/2/1979) triều đình Trung Cộng đã xua nửa triệu quân bất thần xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Không nhớ ngày ấy, tôi cũng đáng trách y như nhiều người chúng ta đã bị những chuyện vụn vặt hàng ngày che lấp mối nguy vẫn đe dọa độc lập, chủ quyền của đất nước trong suốt ngàn năm. Vô cùng cảm ơn các vị nhân sĩ, trí thức luôn ý thức nhắc nhở toàn dân về mối nguy đó, cũng như về lòng tri ân các liệt sĩ, lòng yêu thương những đồng bào đã ngã xuống trong các cuộc chiến mà bọn Trung Cộng tham tàn gây ra chống lại nhân dân ta. Chỉ vì sự quên lãng này mà những người lãnh đạo quốc gia đã đưa cả dân tộc dấn sâu từng bước vào cái thòng lọng “16 chữ vàng” đang ngày càng siết chặt cổ họng mình. Chỉ vì sự quên lãng này mà bao nhiêu người dân chỉ vì món lợi nhỏ mọn trước mắt đã vô tình tiếp tay cho bọn bành trướng áp đảo nền kinh tế non yếu, thôn tính cả đời sống văn hóa của nước nhà.
Nhà tôi ghé chợ Tân Mỹ chọn kỹ lưỡng hai bó hoa thật đẹp. Sau một lúc tự hỏi vì sao hai bó, tôi chợt hiểu. Nhà tôi nhớ đến hai người em trai út của mình đã hy sinh, một em ở biên giới phíaNamnăm 1978, một em ở biên giới phía Bắc năm 1984. Đều là tội ác trực tiếp và gián tiếp của Trung Cộng.
Gần 8 giờ mà khu vực tượng Trần Hưng Đạo trên bến Bạch Đằng không thấy bóng ai. Điện thoại hỏi lại Văn. Thì ra mọi người lác đác tới nhưng đều “ém” trong các quán cà phê quanh đấy, để đúng 8 giờ 30 mới bất ngờ tập hợp và trưng ra các vòng hoa tưởng niệm. Thật xót xa cay đắng. Có thể nào trên một đất nước độc lập, lòng yêu nước lại phải hoạt động bí mật thế này?
Gặp nhau tay bắt mặt mừng |
Ngồi chờ đến giờ G |
Quán “Vườn Kiểng” bên sông là nơi tập kết cuối cùng. GS Tương Lai chống gậy bước vào cùng với GS Chu Hảo vừa từ Thái Lan về đêm qua. Rồi các cựu lãnh tụ sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu; luật sư Trần Quốc Thuận, nhà văn Phạm Đình Trọng, PGS TS Vũ Trọng Khải, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng Kha Lương Ngãi, TSKH Phạm Văn Đỉnh, kỹ sư Tô Lê Sơn, nhà văn Bùi Bình Triết, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thị Khánh Trâm, nhà giáo Lê Khánh Đắc, PGS TS Hoàng Dũng… Đây rồi, anh Cao Lập và các anh các chị đem vào những vòng hoa và bắt đầu cài lên những bảng chữ được giấu kỹ trước đó: “Tưởng nhớ đồng bào chiến sĩ đã hy sinh chống Trung Quốc xâm lược”, “Đời đời nhớ ơn anh hùng liệt sĩ chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, đầy đủ nhất là “Tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc, biên giới phía Nam, tại Hoàng Sa, Trường Sa”.
Chuẩn bị khẩu hiệu |
Bắt đầu đi |
Đúng 8 giờ 30, mọi người từ quán kéo ra, sang vườn hoa Đức Trần Hưng Đạo. Được biết, mấy hôm trước, mấy anh khởi xướng bàn nhau xem nên tập họp ở đâu. Thoạt có người muốn đến tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm thành phố, nhưng đa số phản đối, muốn tìm một biểu tượng của cả dân tộc trong lịch sử chống xâm lăng Trung Quốc (nếu là nhân vật đương đại, thì Lê Duẩn xem ra có thể được, nhưng… không ai từng thấy có tượng ông này ở đâu!). Cuối cùng Đức Thánh Trần, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn là biểu tượng oai hùng bậc nhất của chiến thắng Bắc xâm, cũng là tiêu biểu cho triều đại (nhà Trần) của tinh thần Diên Hồng toàn dân một lòng Sát Thát.
Đến tượng đài Trần Hưng Đạo |
Trước tượng đài Đức Thánh Trần |
Các vòng hoa, các bó hoa tươi thắm như tấm lòng của chúng tôi tưởng nhớ đến các cô chú, các anh chị, các em, các cháu hiền lành vô tội đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn… năm ấy dưới hòn đạn, lưỡi dao hung bạo của bọn lang sói mặt người, tưởng nhớ đến các anh các chị dân quân địa phương đã anh dũng chống trả một lực lượng lấy thịt đè người, tưởng nhớ đến anh em chiến sĩ đã lấy máu mình giữ từng tấc đất tấc biển của ông cha ở Vị Xuyên (Hà Giang), Tràng Định (Lạng Sơn), biên giới Cao Bằng, các đảo Cô Lin, Gạc Ma… (Trường Sa), đảo Hoàng Sa, biên giới TâyNam. Xin các cô chú, anh chị em, các cháu nhận lấy lòng thành của chúng tôi và hãy tin rằng sự hy sinh của các vị không bao giờ bị quên lãng, xin hãy tin rằng sẽ đến một ngày sự hy sinh cao cả ấy được vinh danh công khai long trọng trên toàn đất nước một khi những kẻ hèn nhát và vô ơn phải cúi đầu trước uy vũ của toàn dân.
Đúng lúc mọi người xếp hàng bên các vòng hoa chụp ảnh kỷ niệm thì bất ngờ tất cả các cột nước ở bể nước dưới chân tượng Đức Trần tung lên cao trắng xóa như hưởng ứng! Đây là sự ủng hộ ngầm của những người phụ trách công viên hay sự tình cờ tuyệt đẹp, hay có gì mang yếu tố tâm linh?
Cũng là lúc mấy tay chụp ảnh quay phim lạ mặt xông vào “tác nghiệp”, đồng thời từ xa xa tiến lại mấy khuôn mặt, những kẻ “ai cũng biết là ai”.
GS Tương Lai tiến lên trước, dõng dạc tuyên bố ngắn gọn lý do buổi tưởng niệm: “17.2.1979 là ngày quân xâm lược Trung Quốc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, trắng trợn trở mặt, phát động cuộc chiến tranh xâm lược ViệtNam. Chúng đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng phụ trợ khác ước tính hơn nửa triệu quân với hơn 500 xe tăng, hơn 2000 khẩu pháo, tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, cầu, đường, cướp bóc tài sản. Quân và dân ta đã ngoan cường chiến đấu, chống trả quyết liệt, đánh những đòn quyết định buộc chúng phải tuyên bố rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược nhục nhã, hàng chục ngàn chiến sĩ ta đã dũng cảm hy sinh…”. Và ông đề nghị mọi người để một phút cúi đầu tưởng niệm đồng bào chiến sĩ đã ngã xuống trong các trận chiến đấu chống xâm lược Trung Quốc suốt từ 1979 đến cuối thập kỷ 1980.
GS Tương Lai dõng dạc tuyên bố lý do buổi tưởng niệm |
Một phút mặc niệm |
Luật sư Trần Quốc Thuận |
Từ trái qua: Cao Lập, vợ chồng nhà văn Hoàng Hưng, Hoàng Dũng |
Mọi người lại kéo nhau sang quán chuyện trò sau lễ tưởng niệm. Tôi ở lại xem diễn biến “hậu tưởng niệm”. Nhận ra ngay một “người quen” ở an ninh thành phố, từng “làm việc” với mình mấy buổi, từng đi theo mình suốt buổi sáng một cuộc biểu tình không thành ở trung tâm thành phố. Tôi chủ động hỏi: “Các anh có tính dẹp những vòng hoa này không?”. Anh hỏi lại tôi: “Theo anh thì sao?”. Tôi đáp ngay: “Sao lại dẹp? Đây là lòng dân, người dân làm cái việc mà nhà nước không làm được, thế là giúp nhà nước đấy!”. Nhưng trong lúc ấy, một anh bảo vệ đã tiến đến gỡ tấm giấy lớn nhất trên vòng hoa ở chính giữa. Đang đứng chụp cận cảnh các vòng hoa, nhà tôi lấy ngay lại và cắm lại, anh không phản ứng. Nhưng hai thanh niên ăn mặc kiểu “tay chơi” nhanh nhẹn tiến đến giằng lấy rồi gỡ tất cả các bảng giấy khác, cuộn lại và bỏ đi ngay lập tức. Người cán bộ an ninh đứng nhìn như vô can. Trước khi bỏ đi, anh còn nói như phân bua: “Chúng ta đều là người Việt Nam mà!”.
“Lực lượng chức năng” quan sát từ xa |
Rồi tiến tới tượng đài Đức Thánh Trần |
Gỡ những băng giấy ghi khẩu hiệu |
Hội ý |
Đem băng giấy đi
Chúng ta đều là người Việt Nam. Nhưng có một lằn ranh giữa người Việt Nam yêu nước và người Việt Nam không yêu nước. Tôi thầm chúc cho anh và những đồng nghiệp của anh không vì bất cứ lý do gì để mình vô tình bước qua lằn ranh ấy!
Hoàng Hưng
...♥.♥.♥...
Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung
Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội. |
(VOA - 18.02.2013) - Hai đoàn học giả, trí thức, và các blogger nổi tiếng ở hai miền Nam-Bắc ngày 17/2 đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc cách đây 34 năm đã bị lực lượng công quyền cản trở vì băng rôn có ghi dòng chữ tưởng niệm các liệt sĩ “chống Trung Quốc xâm lược”.
Một người tham gia đoàn tưởng niệm tại Hà Nội, blogger Lã Dũng, thuật lại với VOA Việt ngữ:
Mọi người có đặt 2 vòng hoa với khẩu hiệu “Tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì chống Trung Quốc xâm lược”...Lúc đó có một bảo vệ đến đọc vòng hoa khá kỹ. Khi thấy dòng chữ trên vòng hoa, họ định gỡ xuống. Chúng tôi cản, yêu cầu họ không được gỡ. Họ bảo băng rôn trên vòng hoa này không được, và họ gỡ xuống dù họ không nói được một quy định nào cả...Blogger Lã Dũng.
“Mọi người đi đến nghĩa trang Đài tưởng niệm liệt sĩ ở Bắc Sơn, Ba Đình (Hà Nội) cũng bị cản trở ở đấy. Họ không cho đưa vòng hoa vào. Cuối cùng, mọi người phải bái vọng ở ngoài mặc dù trong đoàn có rất nhiều người là cán bộ lão thành cách mạng. Không đưa được vòng hoa vào đấy, mọi người có đưa vòng hoa về Gò Đống Đa, nơi tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ. Mọi người có đặt 2 vòng hoa ở đó với khẩu hiệu “Tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh vì chống Trung Quốc xâm lược”. Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi cũng vào tưởng niệm và chụp ảnh. Lúc đó có một bảo vệ đến đọc vòng hoa khá kỹ. Khi thấy dòng chữ trên vòng hoa, họ định gỡ xuống. Chúng tôi cản, yêu cầu họ không được gỡ. Họ bảo băng rôn trên vòng hoa này không được, và họ gỡ xuống dù họ không nói được một quy định nào cả. Anh bảo vệ gọi công an vào. Lúc sau, một trung tá công an đến hống hách kêu chúng tôi gỡ vòng hoa ấy đi. Chúng tôi không đồng ý, và họ gọi thêm một số người tới nữa, giằng co, xô xát với chúng tôi ở Đài tưởng niệm đó. Khi chúng tôi vừa quay đi đến cửa thì thấy hai anh công nhân vệ sinh mang hai vòng hoa đi, hạ xuống.”
Video được phổ biến trên Youtube hôm qua cho thấy một nhân viên an ninh viện dẫn lý do rằng đoàn tưởng niệm phải đăng ký trước và qua thủ tục kiểm tra vòng hoa.
Cùng lúc đó, cuộc tưởng niệm tương tự của hàng chục nhân sĩ-trí thức tại Sài Gòn tuy không bị cấm cản, nhưng vòng hoa và băng rôn của họ cũng bị gỡ đi.
Một trong những nhân sĩ kêu gọi tổ chức hoạt động tưởng niệm này, Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc, cho VOA Việt ngữ biết:
“Một số nhân sĩ-trí thức của thành phố tập hợp lại, đi đến Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Bến Bạch Đằng để đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh ở biên giới phía Bắc trong cuộc chiến do Trung Quốc xâm lược gây ra. Nói chung, chúng tôi đi, chính quyền thành phố không có gì cản trở. Nhưng sau khi chúng tôi đặt hoa xong, họ đến họ gỡ dòng chữ ghi trên các vòng hoa.”
Trong số nhân sĩ-trí thức tham gia các đoàn tưởng niệm tại Hà Nội và Sài Gòn hôm 17/2 còn có sự góp mặt của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Khoa học-Công nghệ-Môi trường Chu Hảo, và Giáo sư Tương Lai, từng là thành viên nhóm tư vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.
Ở Đài Cảm tử ở Hồ Gươm, họ dựng một bãi trông xe không cho ai vào. Thứ hai là ở Tượng đài Lý Thái Tổ. Thứ ba là ở Tượng đài khu tưởng niệm Bắc Sơn, và cuối cùng ở Gò Đống Đa. Theo tôi, biểu hiện đó có hai vấn đề. Thứ nhất, từ phía trên rõ ràng chính quyền Việt Nam không muốn tưởng niệm ngày này. Thứ hai, ở cấp dưới hành động rất tùy tiện. Khi có bất cứ chữ gì nói tới Trung Quốc là họ cản trở. Tôi thấy đó là một điều rất đáng buồn...Blogger Lã Dũng.
Hành động cản trở không được giải thích hợp lý từ phía chính quyền đối với việc tri ân những người đã ngã xuống vì chủ quyền lãnh thổ đã khiến công luận bất bình trước thái độ mà nhiều người lên án là “vong ơn các liệt sĩ yêu nước” và “hèn với giặc phương Bắc” giữa bối cảnh Trung Quốc liên tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam về nhiều mặt, đặc biệt là trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Blogger Lã Dũng phát biểu:
“Ngày tưởng niệm hôm 17/2 không chỉ có một hành động giật vòng hoa như vậy mà là hệ thống các hành động. Ở Đài Cảm tử ở Hồ Gươm, họ dựng một bãi trông xe không cho ai vào. Khi các nhân sĩ-trí thức mang vòng hoa vào cũng bị cản trở ở đó. Thứ hai là ở Tượng đài Lý Thái Tổ. Thứ ba là ở Tượng đài khu tưởng niệm Bắc Sơn, và cuối cùng ở Gò Đống Đa. Theo tôi, biểu hiện đó có hai vấn đề. Thứ nhất, từ phía trên rõ ràng chính quyền Việt Nam không muốn tưởng niệm ngày này. Thứ hai, ở cấp dưới hành động rất tùy tiện. Khi có bất cứ chữ gì nói tới Trung Quốc là họ cản trở. Tôi thấy đó là một điều rất đáng buồn.”
Luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng việc này rõ ràng có sự chỉ đạo từ bên trên chứ không phải là một hành xử tùy tiện của cấp địa phương vì, theo ông, giới hữu trách Việt Nam bây giờ “rất sợ làm phiền lòng Trung Quốc”:
Như vậy chứng tỏ việc không muốn nhắc tới ‘Trung Quốc xâm lược’ là một tư tưởng nhất quán của nhà nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam bây giờ và cả chúng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại sợ như vậy...Luật gia Lê Hiếu Ðằng.
“Như vậy chứng tỏ việc không muốn nhắc tới ‘Trung Quốc xâm lược’ là một tư tưởng nhất quán của nhà nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam bây giờ và cả chúng tôi cũng không hiểu vì sao họ lại sợ như vậy. Phải kêu đúng tên những kẻ đã xâm lược đất nước Việt Nam, chứ không thể nào tránh né được. Tại sao Mỹ xâm lược Việt Nam thì họ kêu tên được, còn Trung Quốc xâm lược thì họ không kêu tên? Như vậy là không sòng phẳng và là một hành động vô ơn đối với những người đã nằm xuống vì độc lập-tự do cho Tổ quốc. Tôi nghĩ việc này rất là vô lý. Lịch sử là lịch sử. Trung Quốc thật sự đã xâm lược chúng ta, xua những đạo quân rất lớn đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc, gây biết bao đau thương tan tóc cho đồng bào và chiến sĩ ở đó. Nhân dân, chiến sĩ đã đánh lùi cuộc xâm lược này và đã hy sinh rất nhiều. Lẽ ra nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 phải kỷ niệm cuộc chiến đấu này. Nhưng rất tiếc họ lại không làm điều đó. Cho nên, chúng tôi, với tư cách là những người dân biết ơn những người đã ngã xuống, mới đưa ra lời kêu gọi tưởng niệm trong cả nước để nhớ ơn các đồng bào-chiến sĩ đã ngã xuống trên mảnh đất phía Bắc của mình.”
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa hàng chục vạn binh sĩ sang tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba. Cuộc chiến kết thúc vào tháng 3 khi Trung Quốc rút quân với lời tuyên bố “đã dạy cho Việt Nam một bài học”.
Ước tính thương vong của cả đôi bên sau gần 1 tháng giao chiến là trên 100 ngàn người.
Nhà nước Việt Nam không tổ chức các hoạt động chính thức tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới này và truyền thông trong nước cũng không nhắc nhiều tới sự kiện 17/2/1979.
...♥.♥.♥...
Một điều thật kỳ lạ chưa từng xảy ra bất cứ nơi nào trên thế giới. Đảng CSVN đang được lãnh đạo bời những tên khùng. Nếu không phải vậy thì... hay là đang bận liếm gót Tàu
Trả lờiXóathực trạng hiện nay chính phủ việt nam sợ TRUNG QUỐC từ khi Liên Xô sụp đổ
Trả lờiXóa