ÔNg Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong chương trình Thời sự nói về lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp. http://youtu.be/bmx6GX1PJWM |
(BBC - 23.03.2013) - Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc vừa gây tranh cãi khi phát biểu trên Truyền hình Việt Nam phủ nhận vai trò trong kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp của các trí thức, còn gọi là Kiến nghị 72.
Hôm 4/2, ông Lộc đã dẫn đầu đoàn 15 nhân sỹ trí thức tới trao kiến nghị cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Nay trong một cuộc phỏng vấn ngắn phát trên Chương trình Thời sự VTV1 tối thứ Sáu 22/3/2013, ông bác bỏ vai trò đại diện của mình, nói rằng tư cách trưởng đoàn chỉ được trao cho ông vào phút chót vì "tín nhiệm".
Ông nói: "Phải nói rằng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì đến đấy mới được lên trưởng đoàn, đến lúc trao thì mới được lên trưởng đoàn".
"Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không tham gia."
Ông Nguyễn Đình Lộc giải thích: "Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí, các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ bảo là tôi thế này tôi thế kia".
Ông nói thêm: "Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng bởi vì tôi không làm cái đó... Hôm ấy mình chỉ là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi!"
'Có nghiên cứu'
Tuy nhiên, ông cựu bộ trưởng thừa nhận là ông có đọc và nghiên cứu bản kiến nghị gồm bảy điểm trước khi cầm bút ký.
Kiến nghị 72 này đề cập tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với sáu điểm khác.
Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong một phát biểu hôm 25/2, dường như đã ngầm ám chỉ tới bản kiến nghị này khi gọi các quan điểm về sự lãnh đạo của Đảng CSVN, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội.... là "suy thoái đạo đức".
Ông Nguyễn Đình Lộc ký số 33 trong danh sách 72 người chủ xướng Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp |
Ông Nguyễn Đình Lộc nói trên VTV: "Tất nhiên thì trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ."
"Sau các đồng chí bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho tôi trao. Trước đó không trao đổi kỹ."
Đối với bản Kiến nghị do nhóm 72 nhân sỹ trí thức, mà ông là một, khởi xướng, ông nói không tham gia soạn thảo dù "tất nhiên tôi có tham gia ý kiến".
Ông cũng bác bỏ liên quan tới một văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 hiện đang được lưu truyền trên các trang mạng, được cho là phát triển từ Kiến nghị 72.
Ngay sau khi chương trình Thời sự với phỏng vấn nói trên được phát sóng, các mạng xã hội nhanh chóng tràn ngập ý kiến chỉ trích ông Lộc về điều mà một số người gọi là "bất nhất" và "đào ngũ".
Có người đặt nghi vấn là cuộc phỏng vấn đã bị cắt xén, chỉnh sửa.
BBC đã tìm cách liên lạc với ông Nguyễn Đình Lộc, nhưng không được.
Hại uy tín
Giáo sư Tương Lai, một trong 72 vị nhân sỹ trí thức khởi xướng Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, nhận xét rằng phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV "không minh bạch rõ ràng, gây hiểu lầm".
"Với tư cách là trí thức, mình đã đặt bút ký thì chữ ký đó nặng ngàn cân, vì nó là danh dự và trách nhiệm của người trí thức."Giáo sư Tương Lai
"Những điều ông ấy nói có đúng một phần, nhưng một số chỗ lại không chính xác."
Vị giáo sư, người cùng có mặt với cựu bộ trưởng Lộc và 13 vị khác tại Văn phòng Quốc hội hôm 4/2, cho hay "không có việc ép ông Lộc nhận vị trí trưởng đoàn, mà ông vui vẻ nhận lời và làm tròn công việc một cách xuất sắc".
"Ông ấy phát biểu rất hay, cả khi mở đầu lẫn khi kết thúc, rất mộc mạc, cô đọng. Sau đó chúng tôi vui vẻ ra về."
"Thực ra, trưởng đoàn hay không trưởng đoàn không quan trọng, quan trọng là tất cả chúng ta đều là công dân tâm huyết với mệnh tình đất nước," Giáo sư Tương Lai nói với BBC từ TP HCM.
Ông cũng nhấn mạnh: "Với tư cách là trí thức, mình đã đặt bút ký thì chữ ký đó nặng ngàn cân, vì nó là danh dự và trách nhiệm của người trí thức".
Trong khi không loại trừ "có thể đã có áp lực lên ông Lộc", Giáo sư Tương Lai cho rằng cách trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Lộc "có hại cho bản thân ông ấy, cho danh dự và uy tín của ông", nhưng không có ảnh hưởng gì tới nội dung bản Kiến nghị.
"Đó là tâm huyết của người dân, lãnh đạo thông minh thì cần nắm lấy thời cơ, chọn giải pháp để đưa đất nước ra khỏi tình trạng hiện nay."
Bản Kiến nghị 72 gần đây đã bị tấn công trên các luồng thông tin chính thống. Báo Đại Đoàn Kết hôm 9/3 đăng bài nói một cuộc điều tra của báo này cho thấy nhiều chữ ký ủng hộ bản kiến nghị này là "ngụy tạo".
(Xuandienhannom - 23.03.2013)
ÔNG NGUYỄN ĐÌNH LỘC MỘT LẦN NỮA KHẲNG ĐỊNH CHỮ KÝ TẠI "KIẾN NGHỊ 72"
Trong chương trình Thời Sự 19h của VTV1 hôm nay (22.3.2013), Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư Pháp một lần nữa khẳng định chữ ký của mình tại Kiến Nghị Sửa đổi Hiến pháp năm 1992, do các nhân sĩ trí thức khởi xướng, được công bố trên trang BauxiteVN ngày 22 tháng 1 năm 2013:
KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hiến pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,...
Hiến pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất, hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Theo tinh thần đó, trước mắt chúng tôi kiến nghị 7 điểm như sau.
Kiến nghị thứ nhất về Lời nói đầu và về Chương I
Lời nói đầu của Dự thảo không làm rõ mục tiêu của hiến pháp và chủ thể quy định hiến pháp. Hiến pháp cần xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm sự an toàn, tự do và hạnh phúc của mọi người dân. Một bản hiến pháp tốt phải hạn chế sự lạm quyền của những người cầm quyền, tạo dựng khuôn khổ cho các sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hoá diễn ra một cách an bình và hiệu quả. Hiến pháp cũng phải hướng đến hạnh phúc của các thế hệ tương lai.
Quyền lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Lời nói đầu cần xác định rõ chủ thể quyết định, ban hành hiến pháp là nhân dân.
Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
Lời nói đầu của Dự thảo không đáp ứng được các yêu cầu trên nên chúng tôi đề nghị bỏ và thay bằng:
“Kế tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, vì một xã hội dân chủ, công bằng và pháp quyền, vì tự do và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai, chúng tôi, nhân dân Việt Nam, quyết định xây dựng và ban hành bản Hiến pháp này.”
Trong Chương I, cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi phải tôn trọng ý của dân tộc. Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền.
Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy. Hiến pháp của Liên Xô năm 1977 quy định ở Điều 6 vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội đã không tránh được sự sụp đổ của chế độ Xô-viết khi không còn lòng tin của dân.
Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.
Ý kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận.
Kiến nghị thứ hai về quyền con người
Một mục đích của việc thành lập Nhà nước là để bảo vệ các quyền đương nhiên của con người.
Dự thảo đã điều chỉnh thứ tự để đề cao các quyền này so với Hiến pháp hiện hành, nhưng lại có nhiều điểm chưa phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế về quyền con người; như các quy định trong Dự thảo về giới hạn quyền (Điều 15), “không lợi dụng quyền con người, quyền công dân” (Điều 16), “quyền không tách rời nghĩa vụ” (Điều 20). Dự thảo còn quy định quá nhiều nghĩa vụ một cách tùy tiện (Điều 41, Điều 42, Điều 49,…). Việc nhấn mạnh trong Dự thảo các lý do về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị, việc đưa cụm từ “theo quy định của pháp luật”, ... nhằm hạn chế những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến pháp để vi phạm quyền con người, đàn áp các công dân thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế những năm qua ở nước ta.
Chúng tôi yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Nếu các quyền này được ghi trong Hiến pháp mà không được thực thi nghiêm túc như hiện nay, thì việc quy định các quyền ấy cũng trở nên vô nghĩa. Vì vậy chúng tôi yêu cầu Hiến pháp quy định thành lập một Ủy ban Quốc gia về Quyền Con người hoạt động độc lập.
Kiến nghị thứ ba về sở hữu đất đai
Chế độ sở hữu tư nhân về đất đai đã tồn tại từ lâu trên đất nước ta. Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân kể từ Hiến pháp Việt Nam 1980 là sự sao chép Hiến pháp Liên Xô, một điều hoàn toàn xa lạ với nhân dân Việt Nam và đã gây ra rất nhiều bất ổn xã hội. Điều 57 Dự thảo tiếp tục khẳng định đất đai “thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” là duy trì quy định sai trái, bỏ qua những vấn đề ngày càng trầm trọng do quy định này gây ra mà hàng triệu khiếu nại, khiếu kiện về đất đai trong những năm qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm hết sức nguy hiểm.
Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Dự thảo còn “hợp hiến hóa” việc thu hồi đất, trong đó lại mở rộng phạm vi áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội; đây là một sự thụt lùi so với Hiến pháp 1992 và có thể gây bùng nổ bất ổn xã hội.
Vì thế chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 57 của Dự thảo, trở lại như Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Có thể quy định như sau: “Sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng và nhà nước về đất đai được tôn trọng. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và thống nhất quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và các tài nguyên, nguồn lợi khác ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư.”
Thay thế quy định thu hồi đất bằng trưng mua đất và không áp dụng cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội như nêu trong Điều 58 của Dự thảo.
Kiến nghị thứ tư về tổ chức Nhà nước
Tổ chức bộ máy Nhà nước phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật. Các nhánh quyền lực ràng buộc, chế ước lẫn nhau nhưng không thể bị chi phối bởi bất kỳ một tổ chức hay cá nhân duy nhất nào, nghiêm cấm mọi sự độc quyền quyền lực. Đặc biệt, hệ thống tư pháp phải được bảo đảm trên thực tế quyền xét xử độc lập, chỉ dựa vào Hiến pháp và luật. Tòa án Hiến pháp phải được thành lập, có chức năng phán quyết, chứ không phải là tư vấn, kiến nghị như chức năng của Hội đồng Hiến pháp được quy định trong Dự thảo.
Kiến nghị thứ năm về lực lượng vũ trang
Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kiến nghị thứ sáu về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp
Quyền lập hiến là quyền của toàn dân, phải phân biệt với quyền lập pháp của Quốc hội. Vì vậy phải có trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Chúng tôi đề xuất quy định trong Hiến pháp: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới.”
Kiến nghị thứ bảy về thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp
Việc lấy ý kiến đóng góp của toàn dân về sửa đổi Hiến pháp là một việc hệ trọng đến vận mệnh quốc gia, phải được tiến hành một cách nghiêm chỉnh, không thể tắc trách, lấy lệ. Vì vậy, thời hạn lấy ý kiến của nhân dân chỉ trong vòng ba tháng là quá ngắn, dễ dẫn đến tình trạng làm một cách hình thức cho qua chuyện. Vì vậy chúng tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia.
Sửa Hiến pháp theo tinh thần của các kiến nghị nêu trên sẽ phát huy dân chủ và hoà hợp dân tộc – những đòi hỏi hết sức bức xúc của nhân dân trong giai đoạn trước mắt, cũng như cho sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.
Chúng tôi tha thiết mong mỏi đồng bào trong và ngoài nước hưởng ứng bản Kiến nghị này bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ thư điện tử:
kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com
Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2013
- Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
- Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu, Hà Nội
- Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
- Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
- Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
- Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
- Phạm Vĩnh Cư, nhà nghiên cứu, Hà Nội
- Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
- Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
- Nguyễn Văn Dũng, nhà văn, võ sư, Huế
- Hồ Ngọc Đại, GS TS, nhà giáo, Hà Nội
- Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
- Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
- Lê Hiền Đức, Giải thưởng Liêm chính 2007, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Hà Nội
- Phan Hồng Giang, TSKH, Hà Nội
- Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
- Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
- Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
- Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
- Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
- Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên - Huế
- Nguyễn Văn Hồng (tức Cung Văn), nguyên Tổng Thư ký Ban chấp hành Sinh viên đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964-1965, Đà Nẵng
- Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
- Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
- Trần Ngọc Kha, nhà báo, Hà Nội
- Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
- Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
- Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
- Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội
- Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
- Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
- Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
- Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
- Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
- Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
- Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn, Hà Nội
- Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng viên cao cấp Đại học, Hà Nội
- Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
- Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
- Hoàng Xuân Phú, GS Viện Toán học, Hà Nội
- Trần Việt Phương, nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Nguyễn Đăng Quang, nguyên Đại tá Công an, Hà Nội
- Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
- Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
- Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn, Hà Nội
- Lê Văn Tâm, TS, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật Bản
- Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
- Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
- Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, Hà Nội
- Lê Quốc Thăng, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
- Đào Tiến Thi, thạc sĩ, Hà Nội
- Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hà Nội
- Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
- Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
- Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
- Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
- Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
- Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM
- Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
- Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
- Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
- Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
- Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, Huế
- Nguyễn Đông Yên, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
- Nguyễn Phú Yên, nhạc sĩ, TP HCM.
.
...♥.♥.♥...
...♥.♥.♥...
Bắt đầu phản công...
Con đường tới dân chủ của VN còn xa vời lắm, tất cả đều không vượt qua được nỗi sợ hãi (mặc dù nỗi sợ hãi đó rất mơ hồ, chung chung).Có lẽ cả dân tộc này đều cúi đầu lầm lũi bước đi
"sóng gió nhảy lên bờ"
Cho nên thời nay cũng chả thiếu gì những "quân tử nói đi nói lại..." bà con nhẩy!
Ông nói ông bị làm trưởng đoàn, ông ca ngợi trò lấy ý kiến giả hiệu, ông có đọc kiến nghị, nhưng không được ý kiến, còn dự thảo HP 2013 ông hoàn toàn không tham gia ... Vậy là ông Lộc đã tự vả vào mặt mình, tự bôi đen , tự hiện nguyên hình là một tên cướp vô liêm sỉ của một thời dĩ vạng.
Điều này còn chứng tỏ, ông Lộc cũng giống như những kẻ tầm thường khác, lúc đương chức tay cũng nhúng đầy chàm nên ông sợ bị hồi tố, cũng giả dối, cũng sợ mất sổ hưu và đặc biệt ông là kẻ hèn nhát không có lòng tự trọng, ông đã phản bội lòng tin của nhân dân, phản bội những trí thức chân chính, phản bội cái bằng TS dỏm của ông .
Chính vì vậy tôi kính đề nghị những người ký kiến nghị 72 như sau:
1/ Gạch tên ông Lộc ra khỏi Kiến nghị 72.
2/ Những người biên soạn kiến nghị 72 nên công bố công khai danh tính của mình.
Đây là việc làm rất cần thiết vì trước hết đây là trọng trách mà Tổ Quốc và nhân dân đã đặt lên vai các đồng chí, các đồng chí phải nhận lãnh trọng trách lịch sử này ? Đây cũng là hành động nhằm cứu vớt danh dự cho kiến nghị 72 lịch sử, cứu vớt danh dự cho chính các quý vị .
Ghi chú: Anh Diện có thể không đăng comment của tôi nhưng tôi nhờ anh chuyển ý của tôi tới GS Tương Lai, GS Hoàng Xuân Phú và những người soạn thảo Kiến nghị 72. Xin cảm ơn .
Còn ông Nguyễn Đình Lộc, khi trả lời phỏng vấn lại tỏ ra như là mình bị "rủ rê" và vô tình, vô can trong vụ này, đầy vẻ ngây thơ "cụ".
Ông Lộc không bằng một người vị thành niên!
Mong bác hãy kiên định ý chí, quyết tâm, bản lĩnh của một trí thức chân chính. Cả dân tộc, những người như chúng cháu, luôn luôn dõi theo các bác, ủng hộ các bác.
Chúng ta không thể để cho bọn ngu dốt, ích kỷ, tham nhũng tàn phá đất nước này mãi được.
Thế kỷ 21, VN được xướng danh là một nước có thay đổi hiến pháp, thế kỷ mà nhân loại đã sở hữu tàu vũ trụ từ bao nhiêu năm nay....
Và Lúa tui tin, nhất định những tiểu thuyết, bộ phim về nhân văn giai phẩm, cải cách ruộng đất, Về Đoàn Văn Vươn như là bộ phim người nông dân nổi dậy của Pháp, về sự đàn áp của công an cs ở Văn Giang... chắc chắn sẽ ra đời.
Không gì lay động cảm xúc hơn nỗi đau của con người, và nỗi đau ấy do chính đồng loại của họ gây ra.
Hai Lúa.
Cá nhân tôi thấy mừng vì dù sao lần này nhiều công dân đã thực sự quan tâm đến Hiến Pháp,việc đưa Việt Nam trở thành một nước dân chủ hơn còn lắm chông gai,song ý nguyện nhân dân là sức mạnh lớn nhất,cho dù còn mất nhiều thời gian,cơ hội. Kháng Chiến
Tôi thât vọng về ông quá!
KHI PV VTV HỎI (ĐẠI Ý): ÔNG NGHĨ GÌ VỀ VIỆC MỘT SỐ NGƯỜI ĐÃ TỰ SOẠN THẢO BẢN KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ MỘT BẢN DỰ THẢO HIẾN PHÁP MỚI TRÌNH LÊN UB SOẠN THẢO DỰ THẢO HP SỬA ĐỔI (TRONG KHI ÔNG LỘC LÀM TRƯỞNG ĐOÀN - THAY MẶT 72 NHÂN SĨ, CHÍ THỨC KÍ ĐẦU TIÊN), NHƯNG ÔNG LẠI TRẢ LỜI:TÔI KHÔNG THAM GIA SOẠN THẢO BẢN HP ĐÓ, NHƯNG TRƯỚC KHI KÍ CÓ ĐỌC. SAU ĐÓ TÔI ĐỀ NGHỊ SỬA MỘT SỐ NỘI DUNG, NHƯNG CÁC ANH ẤY BÀO ĐÃ ĐƯA LÊN MẠNG RỒI, NÊN TÔI KÍ LUÔN...
TẠI SAO ÔNG ÔNG TRẢ LỜI, RẰNG: "TÔI CHÍNH LÀ 1 TRONG 72 NGƯỜI KÍ KIẾN NGHỊ ĐẦU TIÊN. VÌ TÔI CHO RẰNG, NHƯ QUỐC HỘI VÀ CÁC QUAN CHỨC CẤP CAO CỦA ĐẢNG VÀ NN MỜI GỌI: MỌI NGƯỜI DÂN THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VÀO DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 LÀ RẤT DÂN CHỦ. MÀ, CÁC NHÂN SĨ, TRÍ THỨC SOẠN THẢO HP MỚI VÀ KÍ VÀO KIẾN NGHỊ LÀ HỌ (CHÚNG TÔI) THỰC THI QUYỀN LỰC CỦA DÂN - ĐÓ CHÍNH LÀ QUYỀN LẬP PHÁP.
NHƯNG THẬT TIẾC, ÔNG LỘC TRẢ LỜI CÓ VẺ GƯỢNG GẠO, LÚNG TÚNG, CHẤT "THÉP" TƯ PHÁP CỦA ÔNG ĐÂU RỒI. CHỈ MỘT CÂU NÓI CÓ THỂ NHẬN ĐƯỢC ĐẦY ẮP SỰ TRÂN TRỌNG, NHƯNG CŨNG 1 CÂU NÓI SẼ NHẬN VỀ,CŨNG ĐẦY ẮP, NHƯNG ĐẦY ẮP SỰ KHINH BỈ.
MONG ÔNG VỮNG GAN, BỀN CHÍ. QUÂN TỬ NHẤT NGÔN.
Tôi nghi ngờ cái bằng tiến sĩ của ông Lộc quá. Một bài kiểm tra 15 phút đơn giản của VTV mà ông không trả lời được. Đây là bài kiểm tra lòng yêu nước và sự trung thực của một người bình thường mà ông không vượt qua được, trả lời lúng búng như ngậm hột thị. Tôi xin công bố đáp án như sau:
Câu 1: ông có phải là trưởng đoàn đã đưa kiến nghị 72 đến UBTT sửa đổi hiến pháp của QH không? Trả lời : đúng rồi!
Câu 2: Ông có nhận xét gì về bản kiến nghị 72? Trả lời: Đay là bản kiến nghị rất hợp với lòng dân. Tuy còn vài điểm tôi chưa thống nhất nhưng là bản dự thảo có đầy đủ các ý cơ bản nhất của một bản hiến pháp: do nhân dân đưa ra, có đầy đủ các quyền con người, thể hiện sự dân chủ của một xã hội.
Câu 3: Ông có sợ bị cắt lương huu không? Trả lời: lương hưu của tôi do tôi làm ra mà. Ai có quyền cắt của tôi? Chỉ có thể cướp của tôi mà thôi. Tôi tin nhân dân sẽ không tha thứ cho kẻ cướp.
Các quý vị hãy ngay lập tức công khai danh tính và thành lập một tổ chức để nhân dân ủng hộ thành một phong trào.
Môi trường chính trị thời Nhà Sản, năm thứ X, ông Y, khốc hại khôn lường. Khẳng định có ký kiến nghị cùng nhóm 72 trên VTV1 là quá quý, là thông tin cốt lõi. GS Nguyễn Ngọc Lanh, bề trên về tuổi đảng của BCT còn quỳ lạy, xin đảng tôn trọng ý trí Cụ Hồ: quân đội "Trung với nước, Hiếu với dân", chả biết có yên không!!!
- Đằng sau ông Lộc là cái ghế, cửa sổ và cái biển cấm hút thuốc (biển này phải được treo ở chỗ rộng, dễ nhìn). Đằng sau phóng viên là cái tủ sách và tủ sách còn kéo dài về phía người đối diện.
- Hướng của ông Lộc nhìn người đối diện chếch so với tường là 60 độ; còn hướng phóng viên nhìn là song song với tường.
Xem hình ảnh minh họa:
http://i.upanh.com/vlvcuo
Có vẻ như VTV muốn khẳng định việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là thật nên cố tình đưa thêm các đoạn phim có ống kính và hình ảnh đang quay trực tiếp trên ông kính nữa. Đâu cần phải như vậy nếu đó là sự thật 100%???
Bàn tay ông thường chống cằm, đúng ra không phải chống cằm mà chống lấy một bên má, hết tay phải đến tay trái, như muốn khuôn mặt mình bị che đi, như muốn biến mất đi khỏi cuộc trình diễn bất đắc dĩ. Trán ông thì nhíu lại như đang nghĩ ngợi chuyện gì lung lắm, nhưng hẳn là khác với những chuyện đang diễn ra chung quanh vì ánh mắt không tỏ vẻ gì là đang theo dõi buổi làm việc, trái lại, thỉnh thoảng nhìn về phía... máy quay với sự đề phòng thận trọng. Ở phút 1:49, hay bàn tay ông đan vào nhau, bẻ mấy đốt ngón tay... dấu hiệu rất rõ của sự căng thẳng và lo lắng!
Tôi nghĩ rằng dù không có sự mạnh dạn, mạnh mẽ mà nhiều người mong ông có trong tư cách một trong 72 vị đầu tiên ký tên bản Kiến nghị, thì những điều ông phát biểu trong clip có thể là đúng sự thật. Ông không phải là người đứng đầu ("trưởng đoàn") ngay từ đầu; ông không phải là người tham gia chấp bút nhưng có ký tên vào bản Kiến nghị 7 điểm; và ông "không hề biết" về bản dự thảo SĐHP kèm theo bản Kiến nghị đó.
Nếu ông không đủ dũng cảm vì lý do nào đó, theo tôi, dù buồn thì buồn nhưng tôi vẫn không trách đến độ phải... "loại trừ" ông; vẫn dành cho ông sự kiên nhẫn. Tất cả chúng ta đều bị đè bẹp dưới nỗi sợ hãi quá lâu rồi, thành ra cũng khó có thể một sớm một chiều đòi mọi người phải trở thành anh hùng ngay lập tức!
Còn nếu video trên VTV1 bị cắt, ghép thì ông Lộc nên lên tiếng để bảo vệ danh dự và củng cố lòng tin với công luận.
Dù sao, cuộc phỏng vấn này có hại trầm trọng cho uy tín ông Nguyễn Đình Lộc.
"Với tư cách là trí thức, mình đã đặt bút ký thì chữ ký đó nặng ngàn cân, vì nó là danh dự và trách nhiệm của người trí thức", Gs Tương Lai đã nói trên BBC.
http://vtv.vn/video-clip/131/Thoi-su-19h-22032013/video5682.vtv
1 - Sửa hiến pháp "lâu lâu mới làm một lần". Vãi, Việt Nam kỉ lục sửa hiến pháp như vá áo, không tiền khoáng hậu mà ông ta nói vậy đó.
2 - "Mang dự thảo đến tận nhà từng hộ dân là việc làm công phu, làm rất tốt rồi, dù còn có thể làm tốt hơn". Trong khi đó chính là hành động giả hiệu dân chủ ép dân ký đồng ý một cách trơ trẽn.
3 - Tôi không viết dự thảo 2013, cũng không khởi xướng cái nhóm đó. Hôm ý đến nơi tôi mới được giao nhiệm vụ trưởng đoàn.
Thơm chưa?