...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt

Một góc cabin cháy của tàu QNg 96382 TS. Ảnh: Tiền Phong

(Songmoi - 24.03.2013) - Theo báo Tiền Phong Chủ nhật đưa tin, tàu Trung Quốc đã chính thức nổ súng vào tàu cá Việt Nam, kéo dài chuỗi hành động từ uy hiếp và đến nay đã đe dọa tính mạng ngư dân. Không chỉ vậy, Trung Quốc đã cắm cờ, xây cột mốc trên các đảo không người tại Hoàng Sa.

Cập bến An Hải, Lý Sơn ngày 22/3, ông Phải và 9 thuyền viên vẫn còn bàng hoàng trên chiếc tàu cá bị bắn tả tơi, đồ đạc cháy nham nhở. Ông Phải kể lại, khoảng 10h sáng ngày 20/3, trong khi chuẩn bị kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Bùi Văn Phải đã bị tàu Trung Quốc hùng hổ truy đuổi.

Không có rạn san hô để làm chướng ngại vật, tàu của ông buộc phải chạy thẳng. Sau 30 phút rượt đuổi, lính Trung Quốc nổ súng vào tàu của ông. Lửa bắt vào nóc cabin phủ nhựa cháy ầm ầm, bên trong cabin vẫn còn 4 bình ga, không dập tắt sẽ nổ. Bất chấp nguy hiểm (có thể bị Trung Quốc bắn), ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, đã lao lên nóc lấy nước chữa cháy. Lúc này, tàu Trung Quốc quay đầu đi mất.

Ông Phải cho biết, chi phí sửa tàu khoảng hơn chục triệu đồng, nhưng chi phí thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng. Đây không phải lần đầu tiên tàu QNg 96382 TS đối mặt với sự côn đồ của tàu Trung Quốc. Trước đó, trong khi đánh bắt tại đảo Đá Lồi, ông cũng đã từng bị 2 tàu mã số 262, 263 (có thể là tàu Hải giám) chặn đuổi.

 Ảnh: Người đưa tin

Như vậy, chỉ riêng trong tháng 3, tại Hoàng Sa, đã có 3 tàu cá của ngư dân Lý Sơn đụng độ với tàu Hải giám, tàu tuần tra Trung Quốc, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí, cuối năm 2012, tàu chiến của Trung Quốc cũng đã xuất hiện uy hiếp ngư dân. Nghiêm trọng trên cấp độ quốc gia, theo thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) - người cũng bị Trung Quốc đập phá tài sản ngư cụ, cướp hải sản ngày 17/3 - cho biết từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đã xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.

Ngày 19/3, với động thái yếu ớt, Ủy ban Biên giới Việt Nam đã cử đại diện nào đó cất tiếng phản đối với giai điệu phản đối quen thuộc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi sai trái. Các lực lượng có chức năng giám sát biển, bảo vệ ngư dân vẫn chưa cho thấy là một chỗ dựa vững chắc cho ngư dân Việt Nam. Trong khi đó, tại New York ngày 15/3, trong chuyên đề hội thảo “Biển Đông - Quả bom hẹn giờ”, các học giả quốc tế đều chia sẻ nỗi cảm thông với ngư dân Việt Nam đang bơ vơ đối mặt trước một Trung Quốc hung hăng khi đánh bắt trong vùng biển Hoàng Sa - một khu vực tranh chấp song phương và dường như chỉ tồn tại thứ chủ quyền lấn lướt của Trung Quốc.

Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới CP, mặc dù Việt Nam đã có có khá đầy đủ các lực lượng chấp pháp trên các vùng biển của mình như Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư, Công an, Hải quan, tuy nhiên, các lực lượng này phối hợp với nhau để tròn một bổn phận là giám sát biển, bảo vệ chủ quyền như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Những lực lượng chấp pháp này đã ở đâu khi ngư dân bị những nhóm “hải tặc” trá hình của Trung Quốc đe dọa?
  
Sơn Minh

...♥.♥.♥...

(Xuandienhannom - 24.03.2013) - BÁO TIỀN PHONG LOAN TIN TÀU CÁ TRUNG QUỐC BẮN TÀU CÁ VIỆT NAM


Tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) vừa bị tàu tuần tra của Trung Quốc bắn cháy rụi nóc cabin khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bắn vào tàu của ngư dân Việt  

Ngày 22.3, tàu cá QNg 96382 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập về Lý Sơn trong cảnh tơi tả, cabin của tàu cùng nhiều đồ đạc cháy nham nhở.


Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn. cháy đen. Ảnh: Tienphong.vn

Thuyền trưởng Bùi Văn Phả, 25 tuổi, kể lại: khoảng 10 giờ ngày 20.3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông - gồm chín ngư dân - đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám. 

Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.

Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta.

Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to. Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu.

Ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, liền lao lên nóc ca bin, 8 ngư dân còn lại múc nước đưa lên chữa cháy. Lúc này chiếc tàu tuần tra Trung Quốc vội vã tháo lui.

Hiện trường tàu cá lúc trở về trên nóc cabin tàu là những chiếc bình gas cháy sém, mì tôm bắt lửa biến thành cơm cháy, quần áo thủng lỗ chỗ... Thuyền trưởng Phải cho biết, chi phí sửa chữa tàu chỉ vài chục triệu đồng, nhưng thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng.

Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn, cho biết, đơn vị đã chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý.

Đuổi bắt ngày càng gắt gao

Chuyện tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi ngư dân ta ở Hoàng Sa thì như cơm bữa, nhưng theo thuyền trưởng Phải, gần đây, tàu tuần tra Trung Quốc trở nên hung hăng hơn.

Chuyến biển trước đó, tàu của thuyền trưởng Phải cũng bị truy đuổi rất căng thẳng. Khi ấy, tàu đang đánh bắt gần khu vực đảo Đá Lồi ở Hoàng Sa. Con tàu với chín ngư dân men theo các đảo, để phòng trời đổ gió thì có chỗ núp. 

Ngư dân trên tàu ông Trung trình bày việc bị phía Trung Quốc. phá tài sản và cướp cá. Ảnh: tienphong.vn

Đến ngày thứ 7 ở Hoàng Sa, trong lúc thợ lặn đang hì hục dưới nước, ngư dân phát hiện có bóng dáng tàu tuần tra Trung Quốc màu sơn trắng. Anh em ngư dân lôi ông Hùng và ông Sáu đang lặn dưới nước lên thuyền.

Do lặn sâu nên các ngư dân cứ kéo lên vài mét thì phải dừng lại để thợ lặn không bị sốc. “5 phút để kéo thợ lặn nhưng lâu như 1 tiếng đồng hồ, bởi vì con tàu tuần tra cứ nhắm tàu mình xỉa tới” - ngư dân Thạch kể.

Hai chiếc tàu Trung Quốc chỉ trong nháy mắt đã đuổi kịp con tàu ngư dân Lý Sơn. Thuyền trưởng Phải còn nhớ, hai tàu của Trung Quốc mang số 262 và 263.

Hai chiếc tàu này vờn tàu ngư dân Việt Nam khoảng 40 phút. Con tàu cá nhỏ bé nép chính giữa cứ nổ máy chạy, kiên quyết không dừng. Chiếc tàu tuần tra bên trái rướn lên cản trước mũi thì chiếc bên phải hạ ga ép sau đuôi tàu ngư dân Việt Nam.

Thuyền trưởng Phải lập tức nhả ga, giật số, ghìm tốc độ, cho mũi tàu lắc sang một bên và tiếp tục cho tàu chạy nhanh. Cứ như thế, 2 con tàu sắt hùng hục lao theo thay phiên nhau cản mũi. Anh em ngư dân Việt kiên quyết không đứng lại.

Ngay khi cuộc rượt đuổi bắt đầu, các ngư dân tranh thủ cất giấu toàn bộ máy thông tin liên lạc, đề phòng tàu tuần tra bắt được thu giữ đồ nghề.

Sau khi chạy thoát, các ngư dân mở máy liên lạc ngay vào đất liền báo cáo cho trạm kiểm soát biên phòng An Hải, thông qua kênh thông tin của Đài Duyên hải miền Trung.

Tại xóm biển Châu Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn), thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) trình bày với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thận, cán bộ đồn Biên phòng Bình Hải về vụ việc ra Hoàng Sa bị Trung Quốc xua đuổi và thu tài sản. 
Khi đó, các ngư dân cho tàu trụ bám tại đảo Xà Cừ gần đảo Trụ Cẩu để lặn bắt tôm và hải sâm. Ngày 17.3, tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 306 đã đuổi bắt tàu ngư dân. Để áp sát, chiếc ca nô trên tàu tuần tra được thả xuống và bám riết con tàu. 
Một nhóm lính Trung Quốc nhảy lên tàu ngư dân khống chế chạy vào một cồn cát gần đảo rồi đập phá, lục soát, lấy đồ đạc. Dây lặn hơi bị chặt nát, máy định vị, máy dò bị lấy, nhiều đồ đạc bị quăng xuống biển. Tôm cá - thành quả 17 ngày đêm đánh bắt - bị hốt đổ sang tàu tuần tra. 

Xót vì mất của, nhưng thuyền trưởng Bùi Văn Trung còn xót ruột hơn, khi từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đều xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.

Tin được báo Tiền Phong Online (http://www.tienphong.vn/) đăng lên khoảng 1 giờ thì được gở bỏ


...♥.♥.♥...

Hoàng Sa Việt Nam_ Nỗi Đau Mất Mát - http://youtu.be/sB8CnnRouyo

...♥.♥.♥...


...♥.♥.♥...

2 nhận xét:

  1. Càng ngày Trung Cộng càng lấn tới để thực hiện "4 tốt" còn Việt cộng thì giương cao "16 chữa vàng". Chỉ tôi cho nhân dân VN thê thảm. tàu bè Ngư dân VN banh chành. Ngài Lương Thanh Nghi lại có dịp lên TV: "cực lực phản đối" rồi thôi.
    Đừng ai hỏi: máy bay, tên lửa, hạm đội HQ ở đâu mà không Bùm?" nghe. Cái này thì tôi không biết đâu. Chớ nếu tôi có thì chết cũng Pằng. Pằng.

    Trả lờiXóa
  2. ‘Đảng lãnh đạo quân đội mới mạnh’

    Có nhiều ý kiến cho rằng quân đội không thể là công cụ trong tay Đảng

    (BBC - 18.03.2013) - Tướng công an Tô Lâm vừa có bài viết biện luận cho ‘tính Đảng’ của quân đội trong bối cảnh có nhiều ý kiến đòi tách quân đội ra khỏi Đảng trong phạm vi các cuộc tranh luận về sửa đổi Hiến pháp.

    Bài viết của Trung tướng, Tiến sỹ Tô Lâm, ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Công an, được hãng tin Nhà nước phát đi rộng rãi vào sáng Chủ nhật ngày 17/1.

    ‘Cơ sở khoa học’

    Dưới tiêu đề ‘Cơ sở khoa học của các quy định về lực lượng vũ trang nhân dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992’, Tướng Tô Lâm đưa ra những luận cứ mà ông cho là ‘khoa học’ để quy định sự trung thành tuyệt đối của quân đội và công an đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Trước hết, nhìn từ góc độ lịch sử, Thứ trưởng Công an Tô Lâm cho rằng việc giữ nước luôn gắn liền với công cuộc dựng nước của người dân Việt Nam nên ‘có cơ sở vững chắc’ để quy định về bản chất của lực lượng vũ trang nhân dân trong Hiếp pháp.

    Thứ hai, ông Lâm giải thích rằng Nhà nước Việt Nam là nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên hệ tư tưởng của giai cấp vô sản nên lực lượng vũ trang, vốn là một trong những yếu tố cấu thành Nhà nước xã hội chủ nghĩa đó, có ‘vai trò vô cùng quan trọng’ trong việc bảo vệ Nhà nước đó, chế độ đó, bảo vệ Đảng rồi cuối cùng mới là ‘bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân’.

    Khác với nhiều ý kiến mới đây kêu gọi bản Hiếp pháp mới phải thể hiện ý chí của người dân, ông Lâm cho rằng Hiến pháp thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng trước hết của ‘lực lượng lãnh đạo xã hội’ rồi mới đến của toàn dân.

    ‘Công cụ bạo lực’


    Tướng Tô Lâm hiện là thứ trưởng Bộ Công an
    Luận điểm thứ ba mà vị trung tướng công an này đưa ra để bảo vệ tính chính trị của quân đội là ‘đây là điều tất yếu của thực tiễn cách mạng Việt Nam’.

    Con đường cách mạng ở Việt Nam, theo lời vị tướng này, ‘chỉ có thể thành công bằng con đường bạo lực’, mà muốn thực hiện ‘bạo lực cách mạng’ thì ‘phải kết hợp quân sự với chính trị’ do đó Đảng Cộng sản phải lãnh đạo lực lượng vũ trang.

    Do đó, Tướng Lâm cho rằng lực lượng vũ trang ở Việt Nam là ‘công cụ trọng yếu để đảm bảo thực hiện chuyên chính vô sản’.

    Ông khẳng định rằng ở Việt Nam lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản thành lập, giáo dục và rèn luyện và quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng này đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nên quân đội phải trung thành với Đảng ‘là tất yếu’.

    Một điểm nữa ông đưa ra để củng cố cho luận điểm này là chỉ có dưới sự lãnh đạo và ‘đường lối vũ trang cách mạng đúng đắn’ của Đảng thì quân đội Việt Nam mới ‘có đủ bản lĩnh, năng lực’ mà bảo vệ Tổ quốc.

    Trong luận điểm thứ tư, ông Lâm nhìn vào ‘hậu quả tiêu cực’ của việc phi chính trị hóa quân đội ở các nước để rút ra bài học cảnh giác cho Đảng cầm quyền ở Việt Nam.

    Ông dẫn bài học ở các nước Liên Xô và Đông Âu trước đây để cảnh báo việc phi chính trị hóa quân đội sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ.

    Ông cũng dẫn trường hợp các nước Đông Âu, các nước cộng hòa tách ra từ Liên Xô trước đây và các nước Trung Đông, Bắc Phi vừa trải qua biến cố ‘Mùa Xuân Ả Rập’ để khẳng định rằng sự tồn tại nhiều đảng phái chính trị, thực hiện phi chính trị hóa lực lượng vũ trang đã dẫn đến ‘mâu thuẫn, xung đột và bất ổn chính trị, xã hội gia tăng, thậm chí tạo nên sự hỗn loạn’.

    Ông cảnh báo rằng ‘phi Đảng hóa’ quân đội và công an là ‘mắc mưu kế của các thế lực thù địch’ đối với đất nước, đối với chế độ để ‘tước đi công cụ trọng yếu của Đảng’ trong việc ‘bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng’.

    ...♥.♥.♥...

    http://vnhsts.blogspot.com/2013/03/ang-lanh-ao-quan-oi-moi-manh.html

    ...♥.♥.♥...

    Trả lờiXóa

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...