(Nghiencuubiendong - 12.03.2013) - Dường như Trung Quốc đang sử dụng chiến lược cổ có tên là “chiến lược đánh vu hồi”, một kế sách trong “Binh pháp Tôn Tử” bắt nguồn từ Kinh Dịch để hất cẳng Mỹ khỏi khu vực. Trong bối cảnh đó, Washington cần có chiến lược đối phó như thế nào?
Tại sao trong thời gian gần đây Chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày càng trở nên hiếu chiến, tự tin và cương quyết hơn trong việc xử lý mối quan hệ của quốc gia này với Mỹ và các đồng minh của Mỹ? Câu trả lời có lẽ nằm trong một chiến lược cổ của Trung Quốc có tên là “chiến lược đánh vu hồi”, rút ra từ “”36 kế Binh pháp Tôn Tử” bắt nguồn từ Kinh Dịch. Kế sách này đã được Mao Trạch Đông vận dụng trong tư duy chiến lược của mình, và gần đây truyền thông Trung Quốc đã thảo luận về chiến lược này, vì nó đã làm cho Nhật Bản phải khổ sở trong việc tranh chấp Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việc sử dụng chiến lược này cho thấy Bắc Kinh đã đẩy quan hệ Trung – Mỹ đi đến chỗ đối kháng, khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) tìm mọi biện pháp làm giảm ảnh hưởng của Washington ở Châu Á.
Thứ nhất “chiến lược đánh vu hồi” giúp Trung Quốc làm rối loạn các đánh giá của đối phương; thứ hai, tạo ra và thúc đẩy các cuộc xung đột chính trị nội bộ bên trong đối phương; thứ ba, khoét sâu vào những xung đột nội bộ đang tồn tại trong đối phương trước khi tiến hành một cuộc tấn công. Tuy nhiên, mục tiêu của cuộc “tấn công” này không nhất thiết là CCP/PLA (Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quõn đội Giải phóng Nhân dân) sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để chống lại Mỹ trong tương lai gần; mà Bắc Kinh đang tận dụng mọi ưu thế, gây sức ép với Mỹ để thay đổi đổi cán cân lực lượng giữa hai quốc gia này. Từ đó cho thấy, Trung Quốc đang thực hiện cả ba bước trong chiến lược.
Bắc Kinh cho rằng Mỹ vừa là mối đe dọa lớn nhất tới an ninh quốc gia của Trung Quốc, vừa là một cường quốc đang suy giảm. Theo tướng Zhang Qinsheng, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) những thách thức chủ yếu của Trung Quốc là các mối đe dọa đến chủ quyền và tính chính danh của quốc gia này, cũng như chủ nghĩa ly khai. Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo về những nỗ lực của bá quyền nhằm thúc đẩy các phong trào ly khai và xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi, Tập Cận Bình quyết tâm đưa Trung Quốc tiến lên “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” với tư duy chiến lược của Mao với trọng tâm – một cuộc đấu tranh chống bá quyền bằng cách thống nhất các nước thế giới thứ ba.
Quan điểm về việc Mỹ đang suy giảm xuất hiện từ năm 2001. Theo truyền thông Trung Quốc như Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật Báo, “Sự đi xuống của Mỹ không còn là dự đoán vô căn cứ.” Các báo này cho rằng sức mạnh của Mỹ sẽ tiếp tục suy giảm và Mỹ chắc sẽ không thể dựa vào bá quyền của mình.” Truyền thông Trung Quốc đã nghiên cứu các nguyên nhân khiến Mỹ đi xuống, khả năng đánh đổ bá quyền Mỹ, và tìm cách để Trung Quốc đạt được vị thế siêu cường.
Để triển khai hiệu quả “chiến lược đánh vu hồi”, Trung Quốc phải hoàn thành những tiền đề nhất định – đạt được sự ổn định nội bộ, cùng với sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự - trước khi cạnh tranh với các cường quốc khác. Từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn trong việc xây dựng sức mạnh quốc gia thông qua tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa quân đội. Đến năm 2015, Trung Quốc sẽ hoàn thành kế hoạch Năm năm lần thứ 12 của mình. Tận dụng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 11% trong giai đoạn 2006-2010, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường số tài sản quốc gia, sản xuất nông nghiệp, và cấp tiền cho những phát minh về công nghệ vũ trụ, siêu máy tính, các hệ thống vũ khí và đường sắt cao tốc.
Sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng đã củng cố nhân định của Bắc Kinh rằng Trung Quốc đã đạt được vị thế nước lớn và đáp ứng đủ những tiền đề để triển khai “chiến lược đánh vu hồi”. Nhận thức về việc Trung Quốc đang nổi lên thành một siêu cường bắt đầu xuất hiện từ những năm 2000. Truyền thông Trung Quốc, như Tân Hoa xã, coi việc sở hữu tàu sân bay như một biểu tượng của vị thế siêu cường, trong khi những người khác cho rằng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự vững mạnh mới đem lại vị thế siêu cường cho một quốc gia. Vào tháng 9 năm 2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào hoạt động, và Bắc Kinh muốn phá vỡ “một trụ cột tạo nên vị thế siêu cường của Mỹ” bằng việc trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới.
Bước đầu tiên trong “chiến lược đánh vu hồi” có thể được tiến hành: làm đối phương rối loạn trong việc đánh giá tình hình. Washington gần đây liên tiếp bị bất ngờ trước sự phát triển nhanh chóng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách có xu hướng chỉ dựa vào những số liệu công khai để đánh giá mà không thực sự hiểu được tư duy chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo một bản báo cáo gửi đến Uỷ ban Đánh giá Quan hệ An ninh và Kinh Tế Mỹ – Trung năm 2012, chính phủ Mỹ và hầu hết các nhà phân tích đã bỏ qua tầm quan trọng của các tàu ngầm tấn công và máy bay tàng hình mới của Trung Quốc cũng như hệ thống tên lửa chống vệ tinh và tên lửa tiêu diệt tàu sân bay của nước này. Hậu quả từ việc không biết rõ tiềm lực của đối phương có thể dẫn đến những tính toán sai lầm và thất bại trong hoạch định chiến lược.
Bước thứ hai trong “chiến lược đánh vu hồi” là tìm cách thúc đẩy những xung đột chính trị nội bộ của đối phương. Bằng chứng của điều này là sự chia rẽ giữa cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng an ninh của Mỹ. Bất chấp những rào cản pháp lý và ngại về an ninh, các công ty Mỹ tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc và xóa bỏ những ưu đãi cho nước này để Bắc Kinh thúc đẩy một môi trường kinh doanh tốt hơn cho các công ty nước ngoài. Hơn nữa, 89% công ty Mỹ hoạt động có lợi nhuận tại Trung Quốc năm 2011 đã buộc Mỹ phải nới lỏng với Bắc Kinh để bảo vệ lợi ích của mình. Trung Quốc cũng hưởng lợi từ sự tham gia của các công ty Mỹ bằng cách vi phạm luật sở hữu trí tuệ, xâm nhập vào không gian mạng của Mỹ cũng như dựa vào những hoạt động gián điệp để thu thập thông tin nhạy cảm và ăn cắp công nghệ. Việc thiếu sự phối hợp giữa chính quyền và các doanh nghiệp tư nhân Mỹ đang bị Trung Quốc khai thác cho mục đích kinh tế và chiến lược của nước này.
Bước thứ hai cũng nhằm tạo ra căng thẳng trong quan hệ của Mỹ với ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trung Quốc cố tình gây chia rẽ để đạt được ưu thế trong các cơ chế song phương. Với những công cụ song phương, Bắc Kinh có thể lôi kéo các bên bằng những lợi ích kinh tế trước mắt mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra, hoặc cưỡng bức các bên nhỏ hơn, hoặc yếu hơn trong khu vực cho mục tiêu dài hạn của nước này.
Trong bối cảnh môi trường an ninh Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay, bước thứ ba – “tiến hành một cuộc tấn công” – là chiến lược dài hạn của Bắc Kinh nhằm loại bỏ ảnh hưởng của Washington. Trong tương lai gần, CCP/PLA sẽ không ngần ngại thể hiện sức mạnh quân sự với các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực. Bởi vậy cho đến nay, Bắc Kinh đang thử nghiệm việc đe dọa Nhật Bản, Phi-líp-pin và Việt Nam bằng các hành vi hiếu chiến trong các vùng biển tranh chấp. Cuối cùng, Trung Quốc muốn làm mất uy tín các liên minh an ninh của Mỹ, và loại bỏ hay giảm thiểu ảnh hưởng của Washington.
Có nhiều cách để Mỹ có thể thể đối phó với “chiến lược đánh vu hồi” này. Thứ nhất, Washington phải giải quyết các vấn đề nội bộ của mình. Điều này có ý nghĩa quan trọng chống lại luận điệu nước Mỹ đang suy thoái. Hơn nữa, nước Mỹ phải đi đầu làm gương và kiểm soát tốt hơn mối quan hệ gần như là thù địch với Trung Quốc. Đồng thời Washington cũng cần nỗ lực giải quyết các vấn đề như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và không gian mạng, Washington cũng cần phải nhận thức được mục tiêu tăng cường sức mạnh, và muốn “hất cẳng” Mỹ ra khỏi Châu Á của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thứ hai, nước Mỹ nên cố gắng giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Washington cũng cần đánh giá lại xem liệu các công ty Mỹ có thực sự đủ sức cạnh tranh trong một môi trường nơi mà các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức – có sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các thực thể công và tư. Mỹ nên phát triển kế hoạch cho các cơ chế dài hạn để tạo ra sự thống nhất này. Chính quyền tổng thống Obama nên tập trung vào các chính sách giúp khôi phục nền kinh tế nội địa và tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ. Thực ra, nước Mỹ đã có một sự khởi đầu tốt. Trong Thông điệp Liên Bang cuối tuần trước, Tổng thống Obama đặt mục tiêu khôi phục nền kinh tế Mỹ là ưu tiên hàng đầu.
Để đối phó với “chiến lược đánh vu hồi”, Washington phải ghi nhớ rằng bản chất của chiến lược này là nhằm làm giảm sức mạnh đối phương trước khi tấn công. Do chiến lược này được sử dụng để chống lại đối phương mạnh hơn nên thận trọng chính là bước đầu tiên để đối phó với chiến lược này. Mỹ cần nhận ra những yếu điểm nội tại và khắc phục một cách kịp thời. Washington cũng nên phát triển “chiến lược đánh vu hồi” của riêng mình, bao gồm các hoạt động phản gián và khiến CCP phải trả giá đắt cho các hoạt động đánh cắp thông tin và công nghệ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cách hành xử của CCP/PLA và “chiến lược đánh vu hồi” hiện nay, Mỹ và Trung Quốc có lẽ sẽ không thể phát triển một mối quan hệ mang tính xây dựng nếu CCP) không chịu từ bỏ mục tiêu chiến lược làm giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Jenny Lin là nghiên cứu viên tại Qũy Hòa Bình Sasakawa, Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS. Bà đã từng công tác tại Viện Dự án 2049, Trung tâm Nghiên cứu Quân sự Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia. (Mỹ). Bài viết được đăng trên CSIS.
Trần Quang (dịch)
...♥.♥.♥...
...♥.♥.♥...
Đọc những nhận xét trên có cảm thưởng như Mỹ đang đi trên con chông gai. Có thể lắm, nhưng nghĩ ngược lại xem, nếu như Mỹ đem cái chiêu "giáo Tàu đâm Chệt" để làm cho Tàu rối loạn, thật rối loạn nên làm như không rối loạn. Tin tức hàng ngày cho thấy tình trạng ô nhiểm đang tàn phá Trung Cộng; ô nhiễm mội trường, ô nhiễm tư duy, ô nhiễm đạo đức làm người. Đó là hệ quả của sự tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.Người Trung Quốc có phải đang đánh giá lại công tôi của đảng CSTQ đó sao?
Trả lờiXóaCố lên Trung Quốc, đã đến lúc lấy lại lá cờ lãnh đạo thế giới đã bị mất từ thế kỉ 17. Lịch sử sẽ gọi tên các bạn !&&
Trả lờiXóa