...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Tàu Ngư chính TQ tuần tra trái phép Trường Sa là chiến hạm trá hình


(Tin247 - 24.03.2013) - Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải, cho hay tàu Ngư chính 312 chính là chiến hạm Đông Do 621 thuộc biên chế Hạm đội Đông Hải của hải quân Trung Quốc.

Tàu Ngư chính 312 "to nhất" Trung Quốc thực chất là chiến hạm Đông Do 621 của hạm đội Đông Hải.

Tờ China Daily ngày 24/3 dẫn nguồn tin Cục Ngư chính Nam Hảithuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, tàu Ngư chính 312 được cho là con tàu lớn nhất của lực lượng Ngư chính Trung Quốc đã đến Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) vào thứ Sáu để thực hiện cái gọi là "tuần tra" trái phép trên Biển Đông.

Ngô Tráng, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải cho hay, tàu Ngư chính 312 chính là chiến hạm Đông Do 621 thuộc biên chế hạm đội Đông Hải của hải quân Trung Quốc với chiều dài 101 mét, lượng dãn nước 4.950 tấn, cơ động liên tục tối đa 2.400 hải lý (khoảng 4445 km) và tốc độ tối đa 14 hải lý 1 giờ.

Trong đợt "tuần tra" trái phép lần này, tàu Ngư chính 321 sẽ hoạt động trên Biển Đông và chủ yếu là ở quần đảo Trường Sa từ 40 đến 50 ngày. Ngô Tráng nói rằng, tàu Ngư chính 312 được trang bị thêm 1 "thủy pháo", tức vòi rồng cỡ lớn để ngăn chặn, xua đuổi tàu cá nước khác đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Theo chương trình tái cơ cấu tổ chức các lực lượng "tuần tra biển", tới đây từ Hải giám, Ngư chính, Cảnh sát biên phòng, Hải quan, Giao thông hàng hải đều thực hiện cái gọi là tuần tra ở các vùng biển tranh chấp dưới danh nghĩa Cảnh sát biển Trung Quốc.

Người phát ngôn Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho hay, công việc tái cơ cấu tổ chức đang được tiến hành một cách tuần tự. Trước khi chính phủ nước này ban hành kế hoạch nhân sự, cơ cấu bộ máy tổ chức thì các lực lượng chức năng Trung Quốc "tuần tra biển" vẫn thực hiện "nhiệm vụ" một cách bình thường.

...♥.♥.♥...


(Songmoi - 24.03.2013) - Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc ngày 23/3 đưa tin, bắt đầu từ ngày 23/3, biên đội 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải đang tập trận trên Biển Đông đã tiến hành hoạt động tuần tra khu vực quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, thuộc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam. Đây là một trong vô số những hành động xâm phạm lãnh hải có tính toán đầy khiêu khích của Trung Quốc đối với nước ta trong suốt nhiều năm qua, không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Bắt đầu từ ngày hôm qua, 23/3, biên đội 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải dưới sự chỉ huy của Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh hạm đội Nam Hải đang tập trận trên biển đông đã kéo qua một số bãi đá ngoài quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam để tiến hành tuần tra trái phép ở khu vực mà lính Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Được biết, Tưởng Vĩ Liệt đã tiến hành một số hoạt động như kiểm tra việc huấn luyện, kiểm tra tình hình vũ hí, trang bị, hậu cần kỹ thuật của lính Trung Quốc đang đồn trú trái phép ở Trường Sa, mà phía Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Tiết lộ từ một lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại Đá Xu Bi, Trường Sa có tên Đặng Tứ Quý cho thấy, hiện đã là đợt binh lính đồn trú trái phép thứ 104 tại Trường Sa. Y khoe khoang, quân đội Trung Quốc đã trang bị hàng loạt vũ khí hiện đại cho lực lượng đồn trú trái phép có ¾ quân số được xóa mù đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp này.

Những hành động khiêu khích, vi phạm chủ quyền dày đặc từ phía các lực lượng quân sự và quân sự trá hình cho thấy Bắc Kinh quyết theo đuổi đến cùng chủ nghĩa bá quyền mù quáng, vì miếng lợi mà sẵn sàng đặt mình vào vị trí đối đầu, thậm chí là kẻ thù của dân tộc khác thông qua việc gặm nhấm lãnh thổ của các nước láng giềng.

Những gì Trung Quốc nói và làm hoàn toàn trái ngược. Trong khi không ngừng khiêu khích quân sự thông qua hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Nhật Bản…, thì một bài xã luận đăng ngày 22/3/2013 trên Hoàn Cầu thời báo lập luận rằng Trung Quốc mạnh, nhưng không bá quyền và Trung Quốc cần một môi trường hòa bình?! Khái niệm vun đắp một môi trường hòa bình bằng tàu chiến, tên lửa, bằng sự đe nẹt và uy hiếp có lẽ chỉ có ở Trung Quốc.

Những hành động này hoàn toàn trái ngược với việc ông Đặng Tiểu Bình từng phát biểu trước Liên Hợp Quốc: “Nếu một ngày nào đó, Trung Quốc cũng biến thành siêu cường quốc đi thôn tính, can thiệp, bắt nạt, bóc lột các nước khác, nhân dân trên toàn thế giới cần đoàn kết với nhau, cùng nhân dân Trung Quốc lật đổ chính phủ Trung Quốc”.
  
Trường Giang tổng hợp

...♥.♥.♥...

...♥.♥.♥...

4 nhận xét:

  1. Trá hình cái con mẹ gì? Nó công khai như ở ao nhà thôi mà. Đâu có thằng nào dám cãi đâu? Chỉ có dân thì bức xúc. Mà dân thì làm gì có súng. Mấy cái đảo con con mà nhằm nhò gì? Chừng nào nó vô tới Bắc Bộ phủ đổi tên thành AnNam Đô hộ phủ là xong.

    Trả lờiXóa
  2. Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?

    Đảo Gạc Ma đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: D.Đ.Minh

    (TNO - 14.03.2013) Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.

    Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.

    Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.

    Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu

    Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:

    Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!

    Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!

    Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!

    Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.

    Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!

    Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu

    Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?

    Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.

    Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.

    Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.

    Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!

    Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên 3 điều:

      Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động. Các đấng quân vương Trung Hoa từ xưa đến nay và từ nay về sau đều là những bậc thầy về nghệ thuật “nói một đàng làm một nẻo”. Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!

      Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?

      Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.

      Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!

      Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!

      Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.

      Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.

      Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.

      Liêm Thạch

      ...♥.♥.♥...

      http://vnhsts.blogspot.com/2013/03/tai-sao-trung-quoc-anh-chiem-cac-ao-cua.html

      ...♥.♥.♥...

      Xóa
    2. Những nhà sử học chân chính của Việt Cộng hả? Kiếm ở đâu ra vậy? mà có kiếm ra thì chắc cũng không dám nói. Ông Lộc mới ký vô cái kiến nghị 72 thì bị một cú lên tivi, hiệng đang dở sống dở chết kia kìa. Nhưng nói thiệt. Láo toét cỡ nào cũng không gạt được dân đâu nhé.

      Xóa

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...