...♥.♥.♥... Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam

Ngư dân Lý Sơn đang chuẩn bị tàu cá ra khơi. AFP photo

(RFA - 24.03.2013) - Sau một thời gian im ắng tàu Trung Quốc lại bắn trực tiếp vào một tàu cá Việt Nam khi chiếc tàu này đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với anh Phạm Quang Thạnh, thuyền trưởng chiếc tàu nạn nhân này khi nó vừa cặp bến đảo Lý Sơn.

Phạm Quang Thạnh: Tên em là Phạm Quang Thạnh sinh năm 1980, thuyền trưởng của phương tiện tàu anh Bùi Văn Phải, số tàu là 96382, công suất máy là 105 CV. Bây giờ em trình bày chuyến đi vừa rồi.

Tụi em xuất bến vào ngày 28 tháng 2, em đi đến đảo Hoàng Sa ngay Gò Đá Lồi, em neo tại đó để tránh gió. Ngày 13 thì em đã đến vị trí làm ở đảo Lin Côn tọa độ là 16-32 phút 112-36 độ kinh đông.

Mặc Lâm: Anh vui lòng cho biết tàu Trung Quốc xuất hiện vào lúc nào và khi ấy thì anh và các thuyền viên đang làm gì?

Phạm Quang Thạnh: Sáng ngày 13 trong lúc anh em đang lặn thì em phát hiện có hai chiếc tàu của Trung Quốc màu trắng. Tàu của Trung Quốc mang biển số là 262 và 263 áp sát vào em để đuổi em. Tàu này màu trắng nhưng thủy thủ mặc đồng phục màu xanh biển và có cầu vai, mũ bằng. Em suy nghĩ là tàu cảnh sát biển.

Hai tàu nầy áp sát vào tàu em, mỗi tàu kẹp một bên để đuổi em ra khỏi vùng biên. Em chạy tầm 15 hải lý thì tàu Trung Quốc quay vào. Chiều ngày hôm đó em quay lại vị trí cũ để làm tiếp tục cho tới ngày 20 thì tụi em gặp một chiếc tàu Trung Quốc khác mang số hiệu 786.

Mặc Lâm: Chiếc tàu này xuất hiện khi tàu của mình đang tác nghiệp hay đang trên đường tìm chỗ để đánh cá?

Phạm Quang Thạnh: Dạ dạ không anh, khi phát hiện ra nó thì tụi này ở đàng xa đã bỏ chạy rồi. Sau đó cỡ tầm 30 tới 40 phút sau thì nó đã đến sát tàu em. Khi tới sát rồi nhưng nó cũng không ra tín hiệu gì còn mình thì lo chạy phần mình, nó lo kè phần nó. Dí đuổi mãi tới vài mươi phút sau nó đấu đầu tàu em buộc phải quay tàu. Sau khi quay xoay tròn vài vòng bắt đầu em cắt hướng đi để về hướng Đông ra khỏi vùng biên. Nhưng lúc đó nó đứng sát em nó dùng súng bắn thẳng vào tàu em.

Mặc Lâm: Anh có nhận ra là lính Trung Quốc dùng súng gì để bắn vào tàu của mình vậy, đó là loại súng cá nhân hay là loại được gắn vào tàu?

Phạm Quang Thạnh: Dạ đó là súng cá nhân tại vì em thấy những người trên tàu của nó cầm súng ra chĩa vào tàu em để bắn. Lúc đó em đã chạy vào cabin, em nghe bốn tiếng nổ và phát hiện là tàu em đã bị cháy ở cabin, nó bị bốc lửa và cháy. Lúc đó em hô cho tất cả anh em thuyền viên múc nước biển để cứu lửa. Lúc đó lửa nó cháy gần tới bốn bình gas đang nằm ngay trên cabin, em sợ bốn bình gas này phát nổ thì anh em trong tàu không ai sống sót nên em mạo hiểm tính mạng tới ngay cabin để dập tắt ngọn lửa.

Dạ đó là súng cá nhân tại vì em thấy những người trên tàu của nó cầm súng ra chĩa vào tàu em để bắn. Lúc đó em đã chạy vào cabin, em nghe bốn tiếng nổ và phát hiện là tàu em đã bị cháy ở cabin, nó bị bốc lửa và cháy.
Anh Phạm Quang Thạnh

Mặc Lâm: Khi thấy lửa cháy rồi thì nó còn tiếp tục áp sát vào tàu mình hay không hay là bỏ đi?

Phạm Quang Thạnh: Khi ngọn lửa cháy nó đã bỏ đi. Cỡ 30 phút sau thì bọn em mới dập tắt được ngọn lửa. Khi lửa tắt rồi em mới ngó lại thì thấy chiếc tàu đó đã cách xa từ 5 tới 6 hải lý.

Mặc Lâm: Như vậy là coi như nó không hề bước sang tàu mình mặc dù có nguy cơ tàu này sẽ chìm sau khi bị bắn?

Phạm Quang Thạnh: Vâng, nó bỏ đi không có tinh thần để giúp đỡ hay dừng lại để coi thử tàu mình như thế nào có bị chìm hay bị nổ tung… coi như là nó muốn hủy mình rồi bỏ đi vậy.

Mặc Lâm: Trước khi bị bắn anh em trên tàu có thu được nhiều ít gì chưa?

Phạm Quang Thạnh: Dạ chưa, trên tàu chỉ có được mấy chục con ốc, mấy chục con hải sâm vậy thôi chứ chưa có con cá nào trong tàu.

Mặc Lâm: Anh có chắc rằng tàu mình đã nằm đúng vị trí chủ quyền của Việt Nam hay không? Và từ trước giờ anh em có được nhà nước huấn luyện hay chỉ dẫn cách sử dụng hải đồ để xác định mình hành nghề đúng trong vùng chủ quyền của mình hay không?

Phạm Quang Thạnh: Dạ trong hải đồ thì em được biết từ xưa tới nay là chủ quyền của Việt Nam, khu vực đảo Hoàng Sa này hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chủ phương tiện, các nghiệp đoàn nghề cá mỗi lần có cuộc họp gì thì người đầu tàu đứng ra đi họp cho nên em cũng không nghe thông tin đó. Tuy nhiên em có nghe thông tin ra đó làm thì cũng được thôi, và họ có hướng dẫn cho những anh đầu tàu hay chủ phương tiện.

Mặc Lâm: Khi tàu anh về tới địa phương thì chính quyền cũng như các ban ngành liên quan có hay biết và tiếp xúc với anh em chưa?

Phạm Quang Thạnh: Dạ chính quyền đã hay rồi vì khi tụi em về tới đất liền là ngày 22. Em vào thông báo với trạm kiểm soát biên phòng Quảng Ngãi và Đồn Biên phòng 328, và cũng có trình báo qua Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải. Bên trạm Kiểm soát Biên phòng có nhân viên trinh sát xuống để làm việc. Họ gọi anh em vô để lấy lời khai, và đến tại hiện trường để điều tra ,và đồng thời có quay phim chụp ảnh làm việc với bọn em nữa.

Mặc Lâm: Trước tình cảnh khó khăn và tính mạng đang dối diện với chết chóc như vậy anh có định tiếp tục hành nghề nữa hay không?

Phạm Quang Thạnh: Dạ với em thì trong lương tâm của em thì em sẽ có đủ can đảm để làm nghề tiếp vì thứ nhất em là dòng họ Phạm. Trước đây ông Phạm Quang Hành em nghe qua lịch sử thì vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 ông đã ra ngoài đảo Hoàng Sa để sống ở đó. Bây giờ em là con cháu thì em tiếp tục vẫn ra ngoài đó để làm.

Thứ nhất là chuyện kinh tế, cuộc sống sinh nhai của gia đình. Thứ hai em cũng phải giữ được nguyện vọng của ông bà tổ tiên thiêng linh của dòng họ nhà em. Dù có khó khăn hay sinh mạng sống chết thế nào thì em cũng vẫn tiếp tục. Hiện nay điều kiện không lo nổi kinh phí vì quá nhiều lần bị nó phá  phách cho nên thất thu, gia đình chật vật eo hẹp mình không biết vay mượn ở đâu. Nợ nần chồng chất không biết còn điều kiện cho em ra đó nữa hay không…chứ còn nguyện vọng của em thì em vẫn đi mãi mãi!

Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

...♥.♥.♥...


...♥.♥.♥...

3 nhận xét:

  1. .♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
    (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
    =>ĐẢ ĐẢO TÀU CỘNG XÂM LƯỢC!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt

      Một góc cabin cháy của tàu QNg 96382 TS. Ảnh: Tiền Phong

      (Songmoi - 24.03.2013) - Theo báo Tiền Phong Chủ nhật đưa tin, tàu Trung Quốc đã chính thức nổ súng vào tàu cá Việt Nam, kéo dài chuỗi hành động từ uy hiếp và đến nay đã đe dọa tính mạng ngư dân. Không chỉ vậy, Trung Quốc đã cắm cờ, xây cột mốc trên các đảo không người tại Hoàng Sa.

      Cập bến An Hải, Lý Sơn ngày 22/3, ông Phải và 9 thuyền viên vẫn còn bàng hoàng trên chiếc tàu cá bị bắn tả tơi, đồ đạc cháy nham nhở. Ông Phải kể lại, khoảng 10h sáng ngày 20/3, trong khi chuẩn bị kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Bùi Văn Phải đã bị tàu Trung Quốc hùng hổ truy đuổi.

      Không có rạn san hô để làm chướng ngại vật, tàu của ông buộc phải chạy thẳng. Sau 30 phút rượt đuổi, lính Trung Quốc nổ súng vào tàu của ông. Lửa bắt vào nóc cabin phủ nhựa cháy ầm ầm, bên trong cabin vẫn còn 4 bình ga, không dập tắt sẽ nổ. Bất chấp nguy hiểm (có thể bị Trung Quốc bắn), ông Thạch, một ngư dân lớn tuổi, đã lao lên nóc lấy nước chữa cháy. Lúc này, tàu Trung Quốc quay đầu đi mất.

      Ông Phải cho biết, chi phí sửa tàu khoảng hơn chục triệu đồng, nhưng chi phí thiệt hại vì tổn phí chuyến biển lên đến hàng trăm triệu đồng. Đây không phải lần đầu tiên tàu QNg 96382 TS đối mặt với sự côn đồ của tàu Trung Quốc. Trước đó, trong khi đánh bắt tại đảo Đá Lồi, ông cũng đã từng bị 2 tàu mã số 262, 263 (có thể là tàu Hải giám) chặn đuổi.


      Ảnh: Người đưa tin

      Như vậy, chỉ riêng trong tháng 3, tại Hoàng Sa, đã có 3 tàu cá của ngư dân Lý Sơn đụng độ với tàu Hải giám, tàu tuần tra Trung Quốc, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí, cuối năm 2012, tàu chiến của Trung Quốc cũng đã xuất hiện uy hiếp ngư dân. Nghiêm trọng trên cấp độ quốc gia, theo thuyền trưởng Bùi Văn Trung (tàu QNg 50949) - người cũng bị Trung Quốc đập phá tài sản ngư cụ, cướp hải sản ngày 17/3 - cho biết từ đầu năm đến nay, những hòn đảo, cồn cát ở Hoàng Sa dù không có người ở nhưng Trung Quốc đã xây cột mốc và cắm cờ Trung Quốc.

      Ngày 19/3, với động thái yếu ớt, Ủy ban Biên giới Việt Nam đã cử đại diện nào đó cất tiếng phản đối với giai điệu phản đối quen thuộc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi sai trái. Các lực lượng có chức năng giám sát biển, bảo vệ ngư dân vẫn chưa cho thấy là một chỗ dựa vững chắc cho ngư dân Việt Nam. Trong khi đó, tại New York ngày 15/3, trong chuyên đề hội thảo “Biển Đông - Quả bom hẹn giờ”, các học giả quốc tế đều chia sẻ nỗi cảm thông với ngư dân Việt Nam đang bơ vơ đối mặt trước một Trung Quốc hung hăng khi đánh bắt trong vùng biển Hoàng Sa - một khu vực tranh chấp song phương và dường như chỉ tồn tại thứ chủ quyền lấn lướt của Trung Quốc.

      Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới CP, mặc dù Việt Nam đã có có khá đầy đủ các lực lượng chấp pháp trên các vùng biển của mình như Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư, Công an, Hải quan, tuy nhiên, các lực lượng này phối hợp với nhau để tròn một bổn phận là giám sát biển, bảo vệ chủ quyền như thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Những lực lượng chấp pháp này đã ở đâu khi ngư dân bị những nhóm “hải tặc” trá hình của Trung Quốc đe dọa?

      Sơn Minh

      ...♥.♥.♥...

      Hoàng Sa Việt Nam_ Nỗi Đau Mất Mát - http://youtu.be/sB8CnnRouyo

      ...♥.♥.♥...

      http://vnhsts.blogspot.com/2013/03/tau-trung-quoc-ban-tau-ca-viet.html

      ...♥.♥.♥...

      Xóa
    2. Tướng Lê Văn Cương: Việt Nam đã 5 lần bị ‘bán đứng’

      (Danchimviet - 21.03.2013) - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược – Bộ Công an vạch rõ Việt Nam đã 5 lần bị ‘bán đứng’. Do bản tính bành trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, Trung Quốc không có đồng minh.

      ...

      5 lần ‘bán đứng’ Việt Nam

      .Chuyện nước lớn, với tư tưởng bành trướng, thỏa thuận với nhau trên lưng nước nhỏ, đã từng xảy ra nhiều trên thế giới. Trong quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác thì sao, thưa ông?

      + Tôi cho là Việt Nam từng năm lần bị bán đứng.

      Lần thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy.

      Lần thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam.

      Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh.

      Lần thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng.

      Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên lưng mình.

      Tất cả những chuyện tranh chấp của Trung Quốc với nước khác, từ xưa đến nay, không có cuộc tranh chấp nào mà Trung Quốc có lý cả. Cuộc chiến năm 1962 với Ấn Độ, họ chiếm của Ấn Độ mấy chục ngàn cây số vuông, không có lý nào cả.

      Quan hệ với Nhật Bản, Philippines cũng vậy, không có lý nào. Tôi thống kê có 15 cuốn sách, 20 bản đồ cổ khẳng định cực nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam thôi.

      Theo Pháp luật TPHCM

      ...♥.♥.♥...

      http://vnhsts.blogspot.com/2013/03/tuong-le-van-cuong-viet-nam-5-lan-bi.html

      ...♥.♥.♥...

      Xóa

.♥.♥.♥... HS-TS-VN ...♥.♥.♥.
(Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam
.♥.♥.♥... NĂM NAY TỚI HOÀNG SA ...♥.♥.♥.

...♥.♥.♥... (Paracel + Spratly) Islands belong to Viet Nam ...♥.♥.♥...